Trang chủ

Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào

Xuất bản: 11/05/2020 - Cập nhật: 18/03/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 143 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2: Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào ... phần hướng dẫn soạn bài Bố của Xi-mông

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 143 sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Bố của Xi-mông ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài:

Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn.

Trả lời bài 2 trang 143 SGK Ngữ văn 9 tập 2

Cách trình bày 1

Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối vơi khách và nồi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt:

  • Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lờ khiến cho Xi-mông trở thành đứa con không có bố. Nhưng thực ra chị là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, chẳng qua bị lừa dối.
  • Ngôi nhà của chị tuy nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ, cuộc sống có khó khăn, nghèo đói  nhưng chị sống đúng đắn, nghiêm túc.
  • Bản chất của chị còn được bộc lộ qua thái độ của chị đối với khách. Chị khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị “như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”.
  • Bản chất tốt còn bộc lộ ở nỗi lòng của chị khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố, thương con chị  “nước mắt lã chã”, đau đớn lặng ngắt.

Cách trình bày 2

Mới “độ bảy tám tuổi”, “hơi xanh xao, rất sạch sẽ”, “vẻ nhút nhát, gần như vụng dại”. Ngoại hình ít nhiều thể hiện hoàn cảnh đau đớn của Xi-mông. Em bị mang tiếng là đứa trẻ không cha và thường bị bạn bè trêu chọc.

Nỗi đau đứn thể hiện qua ý nghĩ và hành động của em. Bị chế giễu, bị đánh đập, em bỏ ra bờ sông, định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố. May mà trời nắng dễ chịu, ánh nắng êm đềm, mặt cỏ, chú nhái con đã khiến Xi-mông nghĩ đến một thứ đồ chơi, nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ.

Ngoài ra, nỗi đau đớn còn biểu lộ ở những giọt nước mắt của em. Nhiều lần em đã khóc: “cảm giác uể oải thường theo sau khi em khóc”, “thấy buồn hết sức em lại khóc, người em rung lên”, “mắt đẫm lệ, giọng đầy nước mắt...”

Sau cùng là cách nói năng của em cũng thể hiện nỗi đau đớn: phần lớn em nói không nên lời, bị ngắt quãng {chúng nó đánh cháu... vì... cháu... không có bố... không có bố...)

Cách trình bày 3

- Xi- mông đau đớn khi bị trêu chọc là không có bố → bạn bè trêu chọc và đánh em

- Nỗi đau đớn thể hiện

- Bị bạn bè trêu chọc, em đau đớn đến mức muốn tự tử. Cảnh vật bờ sông làm em nguôi ngoai, vẫn đau khổ vô cùng

  • Em khóc rất nhiều
  • Nghĩ đến mẹ, nhớ nhà, em khổ tâm và khóc
  • Nỗi khổ thể hiện ở giọng nghẹn ngào, mắt đẫm lệ khi em trả lời bác Phi-líp, ở giọng nói ngắt quãng xen với tiếng nấc buồn tủi

----------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 143 SGK ngữ văn 9 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Bố của Xi-mông trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM