Trang chủ

Bài 2 trang 143 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 17/08/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 143 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Dấu ngoặc kép

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 143 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Dấu ngoặc kép ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết) trong những đoạn trích sau và giải thích lí do.

a) Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo

- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi ?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ tươi đi.

(Theo Treo biển)

b) Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.

(Theo Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

c) Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...

(Theo Nam Cao, Lão Hạc)

Trả lời bài 2 trang 143 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Để soạn bài Dấu ngoặc kép tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 143 sgk ngữ văn lớp 8 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

a, Dấu hai chấm sau từ "cười bảo" (báo trước lời đối thoại)

Dấu ngoặc kép đánh dấu từ "cá tươi" và "tươi" – đánh dấu từ ngữ của người khác.

b, Dấu hai chấm sau từ "chú Tiến Lê" (báo hiệu lời dẫn trực tiếp)

Dấu ngoặc kép "Cháu hãy vẽ cái gì đó thân thuộc nhất với cháu."

c, Dấu ngoặc kép sau từ "bảo hắn"

Dùng dấu ngoặc kép từ "Đây là cái vườn mà ông cụ… bán đi một sào"

Cách trình bày 2

a. Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo :

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.

→ Dấu hai chấm đánh dấu lời đối thoại.

→ Dấu ngoặc kép đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

b. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê : “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.

→ Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

c. …bảo hắn : “ Đây là cái vườn … đi một sào” …

→ Dấu ngoặc kép và dấu hai chấm đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

Cách trình bày 3

a) Dấu hai chấm dùng đánh dấu lời đối thoại, lời của người qua đường nói với nhà hàng. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Có thể sửa lại đoạn văn bản như sau:

“Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:

- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.

(Treo biển)

b) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.Từ Cháu phải viết hoa mới đúng quy định chính tả.

Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

c) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp lời của ông giáo nói với con trai lão Hạc. Đây là một câu khác nên phải viết hoa đầu câu: Đây.

 Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo lắng gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..

Cách trình bày 4

a) Biển vừa treo lên, có người qua đường xe, cười bảo :

- Này này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là "cá tươi" ?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ "tươi" đi.

(Theo Treo biển)

- Thêm dấu hai chấm vào sau "cười bảo" để báo trước sự xuất hiện của một lời thoại.

- Thêm dấu ngoặc kép vào "cá tươi" và "tươi" để đánh dấu từ ngữ được mợn lại của người khác.

b) Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê : "Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu."

(Theo Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

- Đặt dấu hai chấm sau "chú Tiến Lê" để báo hiệu lời dẫn trực tiếp.

- Đặt dấu ngoặc kép vào phần còn lại vì đó là phần dẫn lại lời của người khác.

c) Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.

(Nam Cao, Lão Hạc)

Đặt dấu hai chấm sau "bảo hắn" (đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp), đặt dấu ngoặc kép cho phần còn lại. Cần viết hoa từ "Đây" và lưu ý là lời dẫn trực tiếp trong trường hợp này không phải là lời của người khác mà là lời của chính người nói (ông giáo) được dùng vào một thời điểm khác.

Ghi nhớ

Dấu ngoặc kép dùng để :

- Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp

- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai

- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, ... được dẫn.

--------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 143 SGK ngữ văn 8 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Dấu ngoặc kép trong chương trình soạn văn 8 được tốt nhất trước khi tới lớp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM