Trang chủ

Bài 2 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 11/08/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 142 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chí Phèo phần 1: Tác giả

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 142 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chí Phèo phần 1: Tác giả chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?

Trả lời bài 2 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chí phèo phần 1: Tác giả tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 142 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:

* Trước cách mạng tháng Tám

– Nghệ thuật phải bám sát vào cuộc đời, gắn bó với đời sống nhân dân lao động.

– Nhà văn phải có đôi mắt tình thương, tác phẩm văn chương hay, có giá trị chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc.

– Văn chương là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo.

– Lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu, người cầm bút phải có lương tâm.

* Sau cách mạng: Nam Cao khẳng định sứ mệnh của nhà văn lúc đó phải phục vụ cho cuộc chiến đấu. Đây là bước tiến vượt bậc trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.

=> Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ.

Cách trình bày 2

Nam Cao là nhà văn tự giác về quan điểm có tính nguyên tắc của văn học hiện thực tiến bộ:

+ Ông không tập trung miêu tả cái đẹp, cái thơ mộng mà bám vào hiện thực và phản ánh chân thực hiện thực xã hội

+ Ông quan niệm văn chương phải viết về cuộc sống, văn chương vì con người, nhà văn chân chính là nhà văn có nhân cách, lòng nhân đạo

+ Văn chương chân chính thấm đượm tinh thần nhân đạo, mang nỗi đau nhân thế, tiếp sức mạnh cho con người vươn lên trong cuộc sống

– Bản chất của văn chương là sáng tạo, không chấp nhận cái rập khuôn và sự dễ dãi

+ Người viết phải có lương tâm vì “sự cẩu thả trong văn chương là một sự đê tiện”

Cách trình bày 3

- Ông không chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng, quay lưng lại với hiện thực rồi viết ra những lời giả dối, phù phiếm. Có thế nói, Nam Cao là người phê phán tính chất thoát li tiêu cực của văn học lãng mạn đương thời một cách toàn diện và sâu sắc nhất. Theo ông, đó là thứ nghệ thuật "lừa dối", âm hưởng chủ đạo của nó toàn là cái "giọng sướt mướt của kẻ thất tình". Lên án văn học lãng mạn thoát li cũng có nghĩa là Nam Cao lên án quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, khẳng định văn học hiện thực, khẳng định nghệ thuật vị nhân sinh. Nam Cao yêu cầu nghệ thuật phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động, "nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than" và nhà văn phải "đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời".

- Văn chương chân chính là văn chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, vừa mang nỗi đau nhân thế vừa có thể tiếp sức mạnh cho con người vươn đến cuộc sống nhân ái, công bằng.

- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người. Nhà văn chân chính trước hết phải là con người chân chính, tức là phải có nhân cách, tấm lòng nhân đạo cao cả.

- Bản chất văn chương là sáng tạo, không chấp nhận sự rập khuôn và sự dễ dãi, không tìm tòi, sáng tạo thì không có văn chương.

Cách trình bày 4

Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói, đến Nam Cao chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ năm 1930 đến 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tác sáng tác của nó.

Khi mới cầm bút, Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Nhưng ông nhận ra thứ văn chương đó rất xa lạ với đời sống lầm than của nhân dân lao động và ông đã đoạn tuyệt với nó để đến với con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Trong “giăng sáng “(1942), ông phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công, coi đó là thứ “ánh trăng lừa dối”; đồng thời yêu cầu nghệ thuật phải găn bó với đời sống nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, phải nói lên nỗi thống khổ, cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà lên tiếng.

Trong truyện ngắn “đời thừa” (1943), Nam Cao không tán thành loại sáng tác “chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội” và khẳng định: “một tác phẩm phải thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng tình thương, lòng bác ái, sự công bình,..Nó làm cho người gần người hơn”. Như vây, trong quan niệm của Nam Cao tư tưởng nhân đạo là yêu cầu tất yếu đối với một tác phẩm hay, một tác phẩm có giá trị. Ông đòi hỏi nhà văn phải có lương tâm, phải có nhân cách xứng đáng với nghề nghiệp của mình.

Sau Cách mạng, Nam Cao tích cực tham gia kháng chiến, sắn sàng hy sinh thứ nghệ thuật cao siêu của mình với ý nghĩ: lợi ích của dân tộc là trên hết. Tuy ấp ủ hoài bão sáng tác nhưng ông vẫn tận tụy trong mọi công tác phục vụ kháng chiến với quan niệm “sống đã rồi hãy viết”.

>> Tham khảoThuyết minh về tác giả Nam Cao

-/-

Bài 2 trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chí phèo phần 1: Tác giả trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM