Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 138 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng | Các yếu tố phụ trợ | Đặc điểm chủ yếu về từ và câu | |
Ngôn ngữ nói | |||
Ngôn ngữ viết |
Trả lời bài 2 trang 138 SGK Ngữ văn 10 tập 2
Cách trả lời 1
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng | Các yếu tố phụ trợ | Đặc điểm chủ yếu về từ và câu | |
Ngôn ngữ nói | Giao tiếp trực tiếp, trong không gian và thời gian xác định. | Ngữ điệu, giọng điệu, nét mặt, cử chỉ, hành vi… | - Dùng các từ đơn nghĩa, thông dụng, tường minh, nhiều thán từ, khẩu ngữ. - Dùng câu tỉnh lược, cảm thán, nghi vấn. |
Ngôn ngữ viết | Giao tiếp gián tiếp, có thể mở rộng trong nhiều không gian và thời gian khác nhau. | Không có yếu tố phụ trợ kèm theo. | - Từ ngữ chọn lọc, gọt giũa, đa nghĩa, nhiều thuật ngữ. - Nhiều câu ghép, câu phức nhiều thành phần. |
Cách trả lời 2
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng | Các yếu tố phụ trợ | Đặc điểm chủ yếu về từ và câu | |
Ngôn ngữ nói | Hoàn cảnh trực tiếp trong thời gian, không gian nhất định. | Từ khẩu ngữ, tiếng lóng, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. | Lời nói giao tiếp hàng ngày, từ ngữ đơn nghĩa. Câu từ ít gọt giũa, nhiều thán từ, câu tỉnh lược, cảm thán,… |
Ngôn ngữ viết | Gián tiếp (chữ viết), tiếp nhận bằng thị giác, không hạn chế không gian, thời gian. | Hệ thống dấu câu, kí tự, bảng biểu, sơ đồ. | Từ ngữ chọn lọc, thường đa nghĩa, thuật ngữ chính xác, thường có câu phức nhiều thành phần. |
Cách trả lời 3
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng | Các yếu tố phụ trợ | Đặc điểm chủ yếu về từ và câu | |
Ngôn ngữ nói | Thường dùng trong giao tiếp tự nhiên hằng ngày, trong đó người nói và người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai trò nói và nghe. Do đó người nghe có thể phản hồi để người nói có thể điều chỉnh, sửa đổi. Do sự giao tiếp diễn ra tức thì nên người nói ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ, còn người nghe phải tiếp nhận, lĩnh hội kịp thời, ít có điều kiện suy ngẫm. | Ngôn ngữ nói rất đa dạng về ngữ điệu. Ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung thông tin. Ngoài ra ngôn ngữ nói cũng có thể dùng nét mặt, cử chỉ điệu bộ làm phương tiện bổ trợ. | Lời nói giao tiếp hàng ngày, từ ngữ đơn nghĩa. Câu từ ít gọt giũa, nhiều thán từ, câu tỉnh lược, cảm thán,… |
Ngôn ngữ viết | Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Cho nên muốn viết và đọc văn bản, cả người viết và người đọc đều phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy tắc tổ chức văn bản. Mặt khác, khi viết người viết có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa, người đọc có điều kiện đọc lại và phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội thấu đáo. Cũng nhờ vào sự ghi chép bằng chữ trong văn bản mà ngôn ngữ viết đến được với đông đảo người đọc trong phạm vi một không gian rộng lớn, thời gian lâu dài. | Ngôn ngữ viết không có ngữ điệu và sự phối hợp của các yếu tố bổ trợ nhưng nó được hỗ trợ bởi hệ thống các dấu câu, các kí hiệu văn tự, hình ảnh minh hoạ, biểu bảng, sơ đồ... | Từ ngữ chọn lọc, thường đa nghĩa, thuật ngữ chính xác, thường có câu phức nhiều thành phần. |
-/-
Với 2 cách trả lời bài 2 trang 138 SGK ngữ văn 10 tập 2 mà Đọc Tài Liệu đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt trong phần Soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.