Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 136 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Từ đồng âm chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
a. Tìm các nghĩa khác với danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó.
b.
Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.Trả lời bài 2 trang 136 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Câu trả lời 1
a - Danh từ cổ trong tiếng Việt có nhiều nghĩa khác nhau như:
- chỉ bộ phận của cơ thể nối đầu với thân.
- chỉ bộ phận của áo bao quanh cổ
- chỉ bộ phận của một vật giống hình cái cổ nối liền thân với miệng (cổ chai, cổ lọ).
Tất cả các nghĩa trên của từ cổ có nét chung về nghĩa: đều là bộ phận nối liền đầu với thân.
b - Từ đồng âm với danh từ cổ: cổ đại
- Cổ đại: chỉ một thời đại xa xưa trong lịch sử.
Câu trả lời 2
a. Nghĩa của từ “cổ”:
- Bộ phận của cơ thể nơi nối đầu với thân
- Bộ phận của áo, nơi có ve áo
- Cổ chân, cổ tay
- Bộ phận của chai, lọ có phần hình trụ giống cái cổ
→ Từ nghĩa gốc cơ sở từ “cổ”được chuyển sang nhiều nghĩa khác nhau.
b. Đồng âm với từ cổ:
- Cổ: cũ, xưa cũ ( cổ điển, nhạc cổ, nhà cổ…)
- Cổ: Căn bệnh thuộc tứ chứng nan y, rất khó chữa ( phong, lao, cổ, lai)
Câu trả lời 3
a. Nghĩa khác nhau của danh từ cổ:
- Nghĩa 1: Bộ phận của cơ thể nối đầu với thân
- Ví dụ: Tiện đây anh nắm cổ tay/ Anh hỏi câu này có lấy anh không?
- Nghĩa 2: Sự cứng cỏi không chịu thuyết phục
- Ví dụ: Tôi nói anh ấy không chịu thay đổi, cứng đầu cứng cổ lắm
- Nghĩa 3: Bộ phận co lại ở phần đầu của một số đồ vật (cổ chai)
- Ví dụ: Cổ chai này bé quá
- Nghĩa 4: Bộ phận của áo hoặc giày
- Ví dụ: Chiếc cổ áo này bị bẩn rồi
b. Từ đồng âm với cổ: Đồ cổ: Đồ vật có từ xa xưa và có giá trị.
--------------
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 2 trang 136 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Từ đồng âm tốt hơn trước khi đến lớp.
Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 7 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.