Trang chủ

Bài 2 trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 08/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 13 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 13 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

(Hồ Xuân Hương, Tự tình – Bài II)

Trả lời bài 2 trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 13 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trả lời 1

Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương dùng toàn những từ ngữ quen thuộc nhưng trật tự sắp xếp cũng như cách phối hợp giữa chúng thể hiện những nét sáng tạo riêng, độc đáo của tác giả:

– Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đều đảo danh từ trung tâm lên trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại.

– Các câu đều có hình thức đảo trật tự cú pháp: sắp xếp bộ phận vị ngữ (động từ + bổ ngữ: xiên ngang – mặt đất, đâm toạc – chân mây) lên trước chủ ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn).

Sự sắp xếp của Hồ Xuân Hương khiến cho bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ hiện lên sắc sảo, đầy cá tính. Nó vừa tạo nên âm hưởng, vừa tô đậm các hình tượng thơ đồng thời cũng thể hiện nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Cách trình bày 2

– Ở các câu thơ trên, Hồ Xuân Hương đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ

– Ở trong các tổ hợp cụm danh từ đều đảo danh từ trung tâm lên trước: danh từ + phụ ngữ trước: rêu + từng đám, đá + mấy hòn

– Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ: “Xiên ngang mặt đắt, rêu từng đám” (Từng đám rêu, xiên ngang mặt đất)

– Đưa các cụm động từ mạnh “Xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây” làm vị ngữ lên trước

⇒ Tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ, sự dữ dỗi của thiên nhiên cũng như của lòng người.

Cách trình bày 3

Về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ:

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

(Hồ Xuân Hương -Tự tình)

- Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đều đảo danh từ trung tâm lên trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại.

- Các câu đểu có hình thức đảo trật tự cú pháp: Sắp xếp bộ phận vị ngữ (động từ + bổ ngữ: xiên ngang - mặt đất, đâm toạc - chân mây) lên trước chủ ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn).

- Sử dụng các động từ mạnh: xiên, đâm toạc,..

=> Sự sắp xếp của Hồ Xuân Hương khiến cho bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong hai câu thơ hiện lên sắc sảo, đầy cá tính. Nó vừa tạo nên âm hưởng, vừa tô đậm các hình tượng thơ đồng thời cũng thể hiện nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Cách trình bày 4

Trong hai câu thơ trên, tác giả đã  sắp xếp từ ngữ theo lối đối lập: xiêng ngang – đâm toạc; mặt đất – chân mây; rêu từng đám – đá mấy hòn. Bên cạnh đó, đã kết hợp biện pháp nghệ thuật đảo ngữ .

Thiên nhiên trong hai câu thơ như thể hiện sự mạnh mẽ, rắn rỏi, không khuất phục những lẽ thường của tạo hóa.

Rêu là một sinh vật nhỏ bé nhưng cũng không chịu khuất phục; nó phải xiên ngang mặt đất.

Đá vốn rắn chắc nhưng giờ cũng nhọn hơn để đâm toạc chân mây. Nhà thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ để làm nội tâm trạng phẫn uất của thiên nhiên mà cũng là sự phẫn uất của nhà thơ.

Các động từ mạnh như xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ như ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của thi sĩ. Chính biện pháp đối lập và đảo ngữ, cách dùng các từ ngữ tạo hình đó đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, làm nên cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương. Đó cũng là phong cách độc đáo trong thơ của nữ thi sĩ, thiên nhiên luôn tràn đầy sức sống, mạnh mẽ dù đứng trước khó khăn hay những nghịch cảnh.

Cách trình bày 5

- Từ ngữ được sắp xếp theo lối đối lập: xiên ngang – đâm toạc; mặt đất – chân mây; rêu từng đám – đá mấy hòn, kết hợp với hình thức đạo ngữ. Thiên nhiên trong hai câu thơ như cũng như đang nổi loạn cùng tâm trạng, nỗi niềm nhà thơ. Rêu là một sinh vật nhỏ bé nhưng cũng không chịu khuất phục; nó phải xiên ngang mặt đất. Đá vốn rắn chắc nhưng giờ cũng nhọn hơn để đâm toạc chân mây.

- Hiệu quả: Nhà thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ để làm nội tâm trạng phẫn uất của thiên nhiên mà cũng là sự phẫn uất của nhà thơ. Các động từ mạnh như xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ như ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của thi sĩ. Chính biện pháp đối lập và đảo ngữ, cách dùng các từ ngữ tạo hình đó đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, làm nên cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương. Đó cũng là cách miêu tả sáng tạo về thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương: bao giờ cũng chuyển động, căng đầy sức sống ngay cả trong những tình huống bi thảm nhất.

Cách trình bày 6

Cách sắp đặt trật tự từ ngữ và phối hợp từ ngữ trong hai câu thơ của bài Tự Tình thể hiện nét sáng tạo và độc đáo rất riêng của bà.

Ở đây có sự đảo trật tự từ: danh từ trung tâm đứng trước định ngữ + danh từ chỉ loại (rêu từng đám, đá mấy hòn); đảo trật tự cú pháp: vị ngữ đứng trước chủ ngữ (xiên ngang..., đâm toạc...)

⇒ Sự sắp xếp này làm cho bức tranh thiên nhiên hiện lên sống động, đầy cá tính. Cách này vừa tạo âm hưởng mạnh vừa tô đậm hình tượng thơ vừa thể hiện nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình, vừa thể hiện cá tính của Hồ Xuân Hương.

-/-

Bài 2 trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM