Trang chủ

Bài 2 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 02/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 126 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 126 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi chi tiết nhất.

Đề bài:

Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoạt niệm của nhà thơ (từ “Sáng mát trong” đến “lá rơi đầy” có những điểm gì đặc sắc?

Trả lời bài 2 trang 126 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 126 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Hình ảnh mùa thu trong hoài niệm của nhà thơ:

* Trước hết được khơi nguồn từ một buổi sáng mùa thu:

– Sáng mát trong.

– Hương cốm: đặc trưng mùa thu Hà Nội

→ Gợi nỗi nhớ về mùa thu Hà Nội:

+ Sáng chớm lạnh: cái lạnh vừa mới bắt đầum thoáng qua, mơ hồ.

+ Xao xác hơi may: gió thu nhẹ, lành lạnh

=> Buổi sáng giao mùa ở Hà Nội: đẹp nhưng buồn.

* Hình ảnh người ra đi:

– “ Người ra đi đầu không ngoảnh lại”: quyết tâm, dứt khoát

– “Sau lưng thềm vắng lá rơi đầy”: lưu luyến, cảm nhận, nhìn thấu bằng trái tim

→ Gắn bó sâu nặng với Hà Nội, với đất nước.

Cách trả lời 2

Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ đặc sắc ở những khía cạnh sau đây:

-   Một mùa thu chia tay đầy lưu luyến bâng khuâng

-   Một mùa thu có những ấn tượng về thời tiết thủ đô: “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội".

-    Một mùa thu có những hình ảnh rất đẹp mà buồn đến mức ám ảnh: “Những phố dài xao xác hơi may", “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy".

-   Một mùa thu đầu thu của cuộc kháng chiến: “Những phố dài xao xác heo may", “Người ra đi đầu không ngoảnh lại".

=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

Cách trả lời 3

– Mùa thu hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ: buổi sáng mùa thu trong lành mát mẻ, gió thổi nhẹ nhẹ thoảng mùi hương cốm trong gió, gợi cảm xúc cho nhà thơ nhớ Hà Nội.

– Trong hoài niệm của nhà thơ Hà Nội hiện lên với cảnh vật thiên nhiên và con người.

+ Thiên nhiên: thời gian buổi sớm chớm lạnh, không gian: phố dài xao xác hơi may, hương vị cốm, … cảnh hiện lên đẹp nhưng buồn và vắng lặng.

+ Con người: ra đi đầu không ngoảnh lại đó là tư thế thể hiện sự ra đi vì lí tưởng cứu nước quyết tâm, dứt khoát nhưng vẫn biết sau lưng thềm nắng lá rơi đầy, vẫn có gì đó khiến cho chiến sĩ bịn rịn bâng khuâng.

Tóm lại: đoạn thơ đã diễn tả thành công hình ảnh mùi hương của mùa thu Hà Nội. Đó là một bức tranh đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn.

Cách trả lời 4

3 câu thơ đầu: là cảm xúc trực tiếp trong một buổi sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ thu xưa (3 dòng đầu của bài thơ): không khí mát trong, gió thu thổi nhẹ (giống thu xưa) chỉ có “hương cốm mới” có thể là tưởng tượng nhưng đó lại là bằng chứng cho thấy nhà thơ rất nhớ mùa thu Hà Nội. Bởi lẽ ai đã từng sống ở Hà Nội thì không thể quên “hương cốm mới”, một hương vị rất đặc trưng của thu Hà Nội.

4 câu thơ tiếp theo: “Những ngày thu đã xa” nhưng hình ảnh và cảm xúc vẫn còn in đậm trong nỗi nhớ của tác giả:

Chủ thể trữ tình trong cảnh thu Hà Nội xưa là người giã từ Hà Nội ra đi kháng chiến. Người ra đi có cái dứt khoát của một sự tự chủ, một quyết tâm (biểu hiện qua tư thế “đầu không ngoảnh lại”) nhưng không phải vì thế mà không lưu luyến và cả một thoáng buồn.

Mùa thu Hà Nội hiện ra trong hoài niệm của nhà thơ với những cảm giác rất tinh tế: Thời tiết vào thu “chớm lạnh”, cái lạnh tạo cảm giác mát mẻ nhưng cũng gợi bao nỗi niềm, không gian tĩnh vắng, phảng phất buồn, phố xá, “xao xác” hắt hiu bởi gió heo may đã về. Thu buồn nhưng vẫn đẹp với sắc vàng muôn thuở của nắng, của lá rơi đầy thềm nhà, hè phố.

Bốn câu thơ đã thể hiện được hồn thu Hà Nôi: thật đẹp, thật gợi cảm trong cái buồn hắt hiu, vắng lặng của Hà Nội những năm bị giặc chiếm đóng.

==> Như vậy,  đoạn thơ đã diễn tả thành công hình ảnh mùi hương của mùa thu Hà Nội. Đó là một bức tranh đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn.

Tham khảo: Bình giảng 7 câu thơ đầu bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 126 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Đất nước - Nguyễn Đình Thi tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM