Trang chủ

Bài 2 trang 114 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Xuất bản: 21/04/2020 - Cập nhật: 18/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi Bài 2 trang 114 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Chí khí anh hùng (Truyện Kiều - Nguyễn Du).

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 114 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Chí khí anh hùng - Truyện Kiều chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều như thế nào?

TRẢ LỜI BÀI 2 TRANG 114 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

Cách trả lời 1

- Ngôn ngữ của Từ Hải với Thúy Kiều, nhận thấy, người anh hùng không hề quyến luyến, bịn rịn vì tình yêu mà quên lí tưởng cao cả.

Từ rằng: “Tâm phúc tương tri

Sao chưa dứt khỏi nữ nhi thường tình.”

- Thái độ và hành động của Từ Hải mạnh mẽ, quyết đoán, không chút do dự khi bị phải lựa chọn hạnh phúc riêng tư và lí tưởng.

Bao giờ mười vạn tinh binh

… rước nàng nghi gia”

- Lời hẹn ước Từ Hải ngắn gọn, dứt khoát, chân thành đúng với khí phách anh hùng.

Cách trả lời 2

– Trong lời Từ Hải nói với Kiều sử dụng rất nhiều từ cổ: tâm phúc tương tri, nữ nhi thường tình, tinh binh, bóng tinh, nghi gia.

– Từ Hải giải thích lí do không thể đem Kiều đi theo và hứa hẹn ngày trở về.

⇒ Khẩu khí trong lời nói của Từ Hải thể hiện rõ là một bậc trượng phu chí lớn, có hào khí. Lời nói với Kiều cũng không đơn giản là lời nói với người yêu hay người vợ mà đó là lời nói của một bậc anh hùng nói với người “tâm phúc tương tri” của mình.

Cách trả lời 3

Trong lời nói với Kiều, Từ Hải đã bộc lộ lí tưởng:

Là một người hiểu biết, một lòng một dạ mình dành cho Kiều tình cảm sâu sắc, coi Kiều khác hẳn với những người vợ “nữ nhi thường tình” mà là ‘Tâm phúc tương tri” của mình

Khẩu khí lời nói của Từ Hải rõ là của bậc trượng phu chí lớn, đàng hoàng, đĩnh đạc, có hào khí. Khẩu khí ấy một phần được tạo nên bởi các hình ảnh phi thường, hào hùng: “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, “bốn bể không nhà”.

Lời của Từ Hải nói với Kiều không chỉ là lời của người yêu với người yêu, của người chồng với người vợ mà hơn hết đó là lời của một trang anh hùng với người “tóm phúc tương tri”. Qua lời Từ ta thấy hiên lên tính cách, phẩm chất, chí khí và khát vọng của một tranh anh hùng hảo hán.

Xem thêm: Phân tích hình ảnh Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 114 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Chí khí anh hùng (Truyện Kiều - Nguyễn Du) tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM