Trang chủ

Bài 2 trang 113 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Xuất bản: 12/05/2020

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 113 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 113 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Đọc các phần mở bài trong SGK và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

a) Xác định vấn đề được triển khai trong văn bản và vai trò của mở bài trong việc trình bày vấn đề nghị luận.

b) Phân tích tính hấp dẫn của các mở bài trên.

Trả lời bài 2 trang 113 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Để soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 113 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

a. Vấn đề được triển khai trong văn bản

– Văn bản (1): quyền độc lập, tự do của mỗi con người.

– Văn bản (2): Tống biệt hành của Thâm Tâm – một thi phẩm độc đáo.

– Văn bản (3): Sự độc đáo và sâu sắc của Chí Phèo (Nam Cao).

b. Tính hấp dẫn của các mở bài

– Điều hấp dẫn của các văn bản là có sự liên hệ, đối chiếu giữa nhiều đối tượng cùng đề tài để giới thiệu vấn đề nghị luận của bài viết.

– Mở bài (1): Liên hệ với Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791.

– Mở bài (2): Liên hệ, đối chiếu Thâm Tâm với Thôi Hiệu, Tống biệt hành với Hoàng Hạc lâu.

– Mở bài (3): Liên hệ, đối chiếu với Chí Phèo của Nam Cao với nhiều tác phẩm cùng đề tài trước đó.

Cách trả lời 2

– Ngữ liệu (1):

+ Đề tài được triển khai trong văn bản là nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập của nước ta năm 1945.

+ Tính tự nhiên và hấp dẫn: trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm cơ sở tư tưởng và nguyên kí cho bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam.

– Ngữ liệu (2):

+ Đề tài của văn bản sẽ là nội dung và nghệ thuật xuất sắc của bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.

+ Người viết sử dụng phương pháp so sánh tương đồng để nêu đề tài, giới thiệu luận đề (so sánh giữa Thâm Tâm và Tống biệt hành với Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu).

– Ngữ liệu (3):

+ Đề tài của văn bản là những điểm độc đáo trong giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

+ Tính tự nhiên và hấp dẫn: nêu những thành tựu trước Nam Cao để đặt ra thử thách xem nhà văn đã vượt qua thế nào trong tác phẩm Chí Phèo độc đáo của mình.

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 113 SGK Ngữ văn 12 tập 2 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận tốt hơn trong chương trình soạn văn 12.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM