Trang chủ

Bài 2 trang 100 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Xuất bản: 03/08/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 100 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Hay cây phong

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 2 trang 100 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 phần trả lời câu hỏi đọc - hiểu, soạn bài Hay cây phong ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi", cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa?

Trả lời bài 2 trang 100 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Trả lời chi tiết

Hình ảnh hai cây phong gắn với kỉ niệm thời thơ ấu của bọn trẻ, xuất hiện trong mạch kể với sự dẫn dắt của "chúng tôi".

- Có 2 đoạn kể về kỉ niệm của "chúng tôi":

▪ Đoạn 1: kể về kỉ niệm về trò chơi tinh nghịch của bọn trẻ trước kì nghỉ hè năm cuối

▪ Đoạn 2: mở ra những chân trời mới đẹp đẽ, bao la trước mắt bọn trẻ.

- Điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất chính là thế giới sinh động, nhiệm màu ở những vùng đất xa lạ chưa biết tới.

- Quang cảnh nơi có hai cây phong được miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa:

▪ Hình ảnh hai cây phong: khổng lồ, nghiêng ngả, bóng mát rượi, cao ngang tầm cánh chim, tiếng lá xào xạc dịu hiền, cành cao ngất…

▪ Quang cảnh: đất rộng bao la, dải thảo nguyên hoang vu mất hút trong sương mờ đục, dòng sông lấp lánh tận chân trời…

➜ Bức tranh thiên nhiên qua lời kể có màu sắc, đường nét, sinh động… thông qua ngòi bút quan sát tài tình, miêu tả có hồn của tác giả.

Trả lời ngắn gọn

Khi hồi nhớ về kỉ niệm cùng "bọn con trai" ngày ấy, người kể xưng "chúng tôi" nghĩa là nhân danh cho cả những đứa trẻ cùng trang lứa. Dù thế thì xúc cảm cụ thể, cái nhìn cụ thể vẫn thuộc về "tôi":

  • Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè.
  • Đoạn dưới nói đến "thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng" mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao.

=> Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.

Tham khảo thêm một số cách trình bày khác

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ, làm cho chúng ngây ngất là:

- Cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim

- “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao của hai cây phong.

=> Có thể nói, người kể chuyện đã miêu tả quang cảnh và hai cây phong bằng ngòi bút đậm chất hội họa:

- Đường nét:

  • Đất rộng bao la
  • Dải thảo nguyên hoang vu: Mất hút trong làn sương
  • Những dòng sông tận chân trời: Sợi chỉ bạc mỏng manh
  • Cây phong: khổng lồ, nghiêng ngả, cao ngang tầm cánh chim, cành cao ngất...

- Màu sắc:

  • Màu trắng của làn sương mờ đục
  • Màu xanh của thảo nguyên xa thẳm biêng biếc
  • Màu bạc lấp lánh của những con sông.

→ Quang cảnh và hai cây phong được tác giả miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa. Những đường nét phóng khoáng, những màu sắc hài hòa... đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên sinh động, có hồn.

Hoặc

- Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi", có hai đoạn : đoạn trên liên quan đến hai cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng, trước kì nghỉ hè, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim; đoạn dưới liên quan đến "thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng" mở ra trước mặt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cây cao. Tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên về một thời thơ ấu, nhưng đoạn văn sau mới thực sự làm cho cả người kể chuyện lẫn bọn trẻ ngây ngất.

- Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong tuy chỉ được phác đôi ba nét, nhưng đúng là những nét phác thảo của một họa sĩ : hai cây phong "khổng lồ" với các "mắt mấu", các "cành cây cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay", với "bóng râm mát rượi", với động tác "nghiêng ngả đung đưa như muốn mời chào". Lại thêm có "hàng đàn chim... chao đi chao lại" bên trên tô điểm cho bức phác họa ấy.

- Chất họa sĩ ở người kể chuyện càng thể hiện rõ ở đoạn sau. Bức tranh thiên nhiên như hiển hiện trước mắt với "chân trời xa thẳm", "thảo nguyên hoang vu", "dòng sông lấp lánh", "làn sương mờ đục", và lọt thỏm giữa không gian bao la ấy là "chuồng ngựa của nông trang" trông bé tí teo. Bức tranh còn được tô màu: "nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên", "chân trời xa thẳm biêng biếc", "làn sương mờ đục", ... càng làm tăng thêm chất "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ.

--------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 2 trang 100 SGK ngữ văn 8 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó soạn bài Hay cây phong trong chương trình soạn văn 8 được tốt nhất trước khi tới lớp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM