Trang chủ

Bài 2 phần luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Xuất bản: 23/04/2020 - Cập nhật: 18/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi Bài 2 phần luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 phần luyện tập trang 130 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích tư tưởng bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm.

MẸ VÀ QUẢ

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những màu quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bày mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

(Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

TRẢ LỜI BÀI 2 PHẦN LUYỆN TẬP TRANG 130 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

Cách trả lời 1

– Hai khổ thơ đầu nói đến lòng mong mỏi đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ khi chăm sóc cây trái trong vườn (Những mùa quả … thăm lặng mẹ tôi).

– Từ chuyện trồng cây chuyển sang chuyện trồng người (khổ thơ cuối). Tác giả ví mình như một thứ quả mà người mẹ đã gieo trồng. Phải cố gắng học tập trau dồi để xứng đáng với tấm lòng người mẹ đã cất công nuôi nấng dạy dỗ, và kì vọng vào tương lai của con mình.

– Nhưng sau đó, là nỗi “hoảng sợ” của đứa con:

Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Nỗi “hoảng sợ” đó là sự lo lắng sâu sắc của đứa con. Nó chính là biểu hiện cao của ý thức trách nhiệm phải đền đáp công ơn người đã nuôi nấng dạy dỗ mình. Chữ “mẹ” ở đây có thể hiểu rộng ra là Tổ quốc. Đó là tư tưởng của bài thơ.

Cách trả lời 2

- Hai khổ thơ đầu nói đến lòng mong mỏi, đợi chờ cũng như công phu khó nhọc của người mẹ

- Từ chuyện trồng cây, tác giả tạo ra mối quan hệ với chuyện trồng người

- Tác giả tự xem mình là quả, trái người mẹ trồng. Phải cố gắng học tập trau dồi, xứng đáng với tấm lòng người mẹ hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ, kì vọng vào tương lai

- Đứa con lo sợ mẹ rời xa. Đó chính là biểu hiện cao của ý thức, trách nhiệm đền đáp công ơn nuôi nấng dạy dỗ mình.

“Mẹ” ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, thể hiện tư tưởng của bài thơ.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 phần luyện tập trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM