Trang chủ

Bài 2 luyện tập trang 17 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 05/01/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 17 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Hầu trời ngữ văn 11.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 17 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Hầu Trời (Tản Đà) chi tiết nhất.

Đề bài: Anh (chị) hiểu thế nào là "ngông"? Cái "ngông" trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? (Có thể dẫn chứng qua những tác phẩm đã học). Cái "ngông" của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao?

Trả lời bài 2 luyện tập trang 17 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

- "Ngông" chỉ sự khác thường. "Ngông" trong văn chương dùng để chỉ một kiểu ứng xử xã hội và nghệ thuật khác thói thường có ở nhà văn, nhà thơ có ý thức cá nhân cao độ.

- Cái "ngông" của Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở những điểm:

+ Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng.

+ Không thấy ai đáng là tri âm với mình ngoài Trời và Chư tiên.

+ Xem mình là một "trích tiên" bị "đày xuống hạ giới vì tội ngông".

+ Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành "Thiên lương", một sứ mệnh cao cả.

+ Xem các đấng siêu nhiên là tri âm, bình dân,...

Cách trả lời 2:

- “Ngông” để chỉ sự khác thường, “ngông” trong văn chương để chỉ một kiểu ứng xử xã hội, nghệ thuật khác thói quen thường có ở nhà văn. Điều này bắt nguồn từ việc tác giả ý thức được cái tôi, tài năng, nhân cách của bản thân.

Các tác giả có cái “ngông” như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà...

- Cái “ngông” của Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở:

+ Tự cho mình văn hay tới mức Trời phải tán thưởng

+ Tìm thấy sự đồng điệu, thấu hiểu từ Trời và Chư tiên

+ Xem mình là một “trích tiên” bị đày vì tội ngông

+ Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành “thiên lương” một sứ mệnh cao cả.

Tham khảo thêmLập dàn ý phân tích bài thơ Hầu trời - Tản Đà

Trên đây là 2 cách trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 17 SGK ngữ văn 11 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Hầu trời của Tản Đà tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM