Trang chủ

Bài 2 luyện tập trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 11/05/2020 - Cập nhật: 25/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 124 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần làm văn

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 luyện tập trang 124 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần làm văn chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Khi phân tích nội dung câu cách ngôn “Thất bại là mẹ thành công”, anh (chị) bắt đầu phân tích từ đâu, dựa trên những cơ sở nào và sử dụng những ví dụ có thật nào để làm sáng tỏ?

Trả lời bài 2 luyện tập trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Để soạn bài Ôn tập phần làm văn tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 luyện tập trang 124 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 như sau:

Cách trả lời 1

Tiến hành phân tích câu danh ngôn: “Thất bại là mẹ thành công”

– Phân tích những lí do để nói “Thất bại là mẹ thành công”

– Chứng minh tính đúng đắn của câu danh ngôn bằng những dẫn chứng cụ thể trong đời sống hiện thực.

– Bác bỏ những quan niệm sai lầm: Sợ thất bại nên không dám làm gì, không biết cách rút ra bài học khi gặp thất bại,…

– Ví dụ đưa ra có thể lấy trong lịch sử, trong cuộc đời, trong thực tế cuộc sống…Dẫn chứng đưa ra cần phải có sức thuyết phục.

Cách trả lời 2

– Phân tích: Cơ sở để xuất hiện câu “thất bại là mẹ thành công” :

+ Trải qua thất bại để biết rút ra bài học kinh nghiệm

+ Cách rèn luyện bản lĩnh, ý chí của con người

+ Dẫn tới thành công bằng việc nảy sinh ra những ý tưởng mới.

– Chứng minh: tính đúng đắn của câu danh ngôn bằng các dc cụ thể trong hiện thực.

– Bác bỏ:

+ Sợ thất bại nên không dám làm gì

+ Bi quan chán nản khi gặp thất bại

+ Không biết rút ra bài học

Cách trả lời 3

- Phân tích những lí do để có thể nói Thất bại là mẹ thành công:

+ Mỗi lần thất bại lại rút ra được những bài học kinh nghiệm.

+ Thất bại mà gượng dậy được cũng rèn luyện bản lĩnh cho con người.

- Chứng minh tính đúng đắn của câu danh ngôn bằng những dẫn chứng cụ thể trong đời sống hiện thực.

- Bác bỏ những quan điểm sai lầm:

+ Sợ thất bại nên không dám làm gì.

+ Bi quan, chán nản khi gặp thất bại.

+ Không biết cách rút ra bài học khi gặp thất bại.

- Dẫn chứng có thể lấy trong lịch sử, trong cuộc đời và sự nghiệp của các nhà khoa học, các nhà cách mạng, trong thực tế cuộc sống (nhất là những người gần gũi quanh chúng ta).

Cách trả lời 4

Chúng ta có thể đi phân tích từ những lí do để người ta có câu nói đó:

+ Mỗi lần thất bại người ta rút ra được những bài hoc kinh nghiệm quý giá.

+ Thất bại mà không nản chí cũng là một cách rèn luyện bản lĩnh cho con người.

+ Từ thất bại mà người ta có thể nảy sinh những ý tưởng, cách thức hoàn thành công việc tốt hơn dự định ban đầu.

Dựa vào dẫn chứng trong đời sống thực tế để chứng minh những lí do đã nêu ở trên.

Trong quá trình phân tích có thể lồng vào thao tác bác bỏ quan niệm sai lầm (sợ thất bại nên không dám làm hoặc bi quan chán nản khi thất bại, không biết rút ra bài học sau mỗi lần thất bại ...)

-/-

Bài 2 luyện tâp trang 124 SGK Ngữ văn 11 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Ôn tập phần làm văn trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM