Trang chủ

Soạn sử 9 bài 19

Những nội dung soạn sử 9 bài 19 sẽ là một tài liệu hữu ích đối với bạn. Bởi! nó giúp bạn nắm được những kiến thức quan trọng đó qua phần tóm tắt lý thuyết cùng bộ câu hỏi trắc nghiệm và hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập trang 72 đến 76 SGK môn lịch sử 9.

Bài 19 sử 9: phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1935

Mục lục nội dung

Kiến thức sử 9 bài 19

Những kiến thức quan trọng bạn cần nằm vững của bài này:

Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

- Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả của khủng hoảng kinh tế 1929-1933, công nghiệp và nông nghiệp suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hoá khan hiếm, đắt đỏ, đời sống nhân dân điêu đứng.

- Pháp tăng cường khủng bố đàn áp càng làm cho nhân dân ta căm thù và quyết tâm đấu tranh. 

Tham khảo: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?

    Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh

    a. Diễn biến phong trào

    - Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dấy lên nhiều phong trào:

    Phong trào đấu tranh trong nước:

    + Từ tháng 2 đến tháng 4/1930:

    * Bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng; bãi công của 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, và các cuộc bãi công nhân nhà máy diêm-cưa Bến Thuỷ, xi măng Hải Phòng,...

    * Phong trào đấu tranh của nông dân: Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh diễn ra sôi nổi.

    + Phong trào đấu tranh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930.

    * Lần đầu tiên công nhân và các tầng lớp nhân dân Đông Dương chứng tỏ sự đoàn kết và biểu dương lực lượng của mình.

    . * Đấu tranh của nông dân nổ ra ở nhiều địa phương: Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, hầu khắp các tỉnh Nam Kì,...

    Phong trào ở Nghệ - Tĩnh: phát triển mạnh mẽ nhất, đặc biệt vào tháng 9/1930, kết hợp giữa khẩu hiệu đấu tranh chính trị và kinh tế. Các cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt, quần chúng vũ trang tự vệ, biểu tình có vũ trang thị uy, tấn công vào các cơ quan của địch ở địa phương, ...

    - Chính quyền Xô viết ra đời:

    + Chính quyền của đế quốc, phong kiến tan rã ở thôn xã, các Ban Chấp hành Nông hội xã do Chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lí mọi mặt đời sống, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô viết.

    + Chính quyền ban bố các quyền tự do dân chủ: tịch thu ruộng đất chia cho nông dân, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, chú ý để điều phòng lụt, tổ chức học chữ quốc ngữ, xoá bỏ các phong tục tập quán lạc hậu,...

    b. Kết quả, ý nghĩa:

    - Pháp tiến hành khủng bố tàn bạo, ném bom tàn sát đẫm máu vào cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (12/9/1930). Chúng còn sử dụng những thủ đoạn dụ dỗ, chia rẽ, mua chuộc. Nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng tan vỡ, hàng vạn cán bộ đảng viên bị giết hoặc bị tù đày.

    - Phong trào tuy thất bại nhưng chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động, góp phần rèn luyện lực lượng cách mạng.

    Tham khảo thêm: Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng?

     Lực lượng cách mạng được phục hồi
     
    - Từ cuối 1931, phong trào cách mạng tạm lắng xuống.

    - Đến cuối 1934, đầu 1935, hệ thống tổ chức Đảng ở trong nước được khôi phục, các đoàn thể quần chúng được lập lại.

    -Tháng 3/1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở Ma Cao (Trung Quốc) chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới. 

    Thuật ngữ và khái niệm bài 19 sử 9

    - Xô viết (từ tiếng Nga, có nghĩa là Uỷ ban): tổ chức tự quản ra đời trong phong trào cách mạng 1905-1907 ở Nga. Đây là tổ chức chính quyền cách mạng tiền thân của nhà nước Liên Xô sau này. Năm 1930-1931, chính quyền kiểu Xô viết cũng được thành lập ở Nghệ An - Hà Tĩnh.

    - Nông hội: tổ chức cách mạng của nông dân, do Đảng Vô sản lãnh đạo, đấu tranh chống đế quốc, phong kiến trong cách mạng dân tộc, dân chủ.

    - Công hội: một hình thức của Công đoàn được hình thành và hoạt động ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945 và ở một số nước tư bản.

    Như vậy! nội dung trên chúng tôi đã khái quát đầy đủ các kiến thức quan trọng của bài này. Phần soạn sử 9 bài 19 tiếp theo chúng tôi giới thiệu bộ câu hỏi trắc nghiệm và hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK để giúp các bạn ôn tập lại những kiến thức

    Câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 19

    Câu 1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng. 

    1. Ngay khi mới ra đời, Đảng đã phát động một cao trào đấu tranh trong quần chúng vì:
    A, nhân dân ta có truyền thống yêu nước và căm thù giặc.
    B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng.
    C. thời cơ cách mạng đã chín muồi trong cả nước.
    D, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

    2. Ngày 12/9/1930 là ngày diễn ra sự kiện:

    A, Cuộc bãi công của công nhân diêm, cưa Bến Thuỷ (Vinh).
    B. Nhân dân Hà Tĩnh nổi dậy cướp chính quyền.
    C, Nông dân huyện Hưng Nguyên biểu tình.
    D. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định. 

    3. Thời kỳ đấu tranh phục hồi lực lượng cách mạng diễn ra từ năm:
    A. 1930-1932
    B. 1931-1935
    C. 1932-1934
    D. 1933-1936

    4. Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3/1935) được họp tại:

    A. Ma Cao (Trung Quốc)
    B. Hương Cảng (Trung Quốc)
    C. Pắc Bó (Cao Bằng)
    D, Hà Nội

    ➜ Xem đầy đủ bài tập và câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 19

    Giải bài tập SGK

    Bài 2 trang 76 SGK Lịch sử 9

    Giải bài 2 trang 76 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra những thay đổi kịp thời của Đảng trong phong trào lãnh đạo cách mạng sau thời kỳ tạm vắng...

    Bài 1 trang 76 SGK Lịch sử 9

    Giải bài 1 trang 76 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra sự phát triển trở lại của phong trào cách mạng nước ta đến năm 1935..

    Câu hỏi thảo luận trang 76 SGK Lịch sử 9

    Giải câu hỏi thảo luận trang 76 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra thái độ của đảng viên cộng sản trong nhà tù của thực dân Pháp trước chính sách khủng bố tàn bạo của kẻ thù

    Câu hỏi thảo luận trang 75 SGK Lịch sử 9

    Giải câu hỏi thảo luận trang 75 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra căn cứ để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng

    Câu hỏi thảo luận trang 72 SGK Lịch sử 9

    Trả lời câu hỏi trang 72 sách giáo khoa lịch sử lớp 9 chỉ ra tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao đã bị cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) tác động như thế nào...