Trang chủ

Bài 11 trang 137 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 24/04/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 11 trang 137 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Kiểm tra phần văn

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 11 trang 137 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần trả lời câu hỏi, Soạn bài Kiểm tra phần văn chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Qua trích đoạn Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính"?

Trả lời bài 11 trang 137 SGK văn 7 tập 2

- Thành ngữ là hiện tượng vô cùng độc đáo của tiếng Việt. Tuy ít chữ nhưng dưới cái vô hình thức ấy chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa, thâm tuý. Nghĩa của thành ngữ rất khác so với nghĩa từng từ cấu thành nên nó. Thành ngữ được lưu truyền trong dân gian và văn chương, bằng hình thức truyền miệng. Từ lâu, trong dân gian đã lưu truyền câu thành ngữ "Oan Thị Kính" để nói về những nỗi oan ức cùng cực và không thể giãi bày.

- Thành ngữ "Oan Thị Kính" được hình thành bởi vở chèo Quan Âm Thị Kính về nỗi oan khiên của nàng Thị Kính: đầu tiên là nỗi oan về án giết chồng. Khi Thiện Sĩ ngồi đọc sách mệt, ngủ thiếp đi, Thị Kính ngồi khâu thấy sợi râu mọc ngược định cầm dao khâu xén đi. Ai ngờ, Thiện Sĩ tỉnh dậy hô hoán lên khiến Sùng Ông, Sùng Bà từ dưới nhà chạy lên rồi mặc cho nàng kêu oan, thanh minh, Sùng Bà vẫn đổ riệt cho nàng tội giết chồng rồi đuổi nàng về nhà bố đẻ. Nỗi oan thứ hai là nỗi oan về án hoang thai. Thị Kính sau khi bị đuổi ra khỏi nhà liền giả làm trai nương nhờ cửa phật, lấy hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu là con gái phú ông, vốn tỉnh lẳng lơ nên thấy Kính Tâm liền ve vãn những không được. Thị Mầu về nhà trêu ghẹo rồi ăn nằm với anh Nô là người ở trong nhà rồi có thai. Khi làng bắt vạ, Thị Mầu đổ cho Kính Tâm. Kính Tâm bị đuổi ra khỏi chùa còn Thị Mầu thì mang con bỏ lại cho nàng. Trải qua ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con Thị Mầu. Rồi nàng được độ lên tòa sen, thành Phật bà Quan Âm. Trước khi hóa, Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ, bấy giờ mọi người mới biết nàng là con gái và nỗi oan khiên của nàng mới được hóa giải. Mọi người cũng nhận ra được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.

=> Như vậy, thành ngữ "Oan Thị Kính" là để chỉ những nỗi oan khuất cùng cực không thể giãi bày cũng không thể minh oan được với ai.

--------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 11 trang 137 SGK ngữ văn 7 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Kiểm tra phần văn trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM