Trang chủ

Bài 1 trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 10/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 87 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi đề văn biểu cảm, soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện. Hãy chỉ ra những nội dung đó trong các đề sau:

a) Cảm nghĩ về dòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây, …) quê hương.

b) Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.

c) Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

d) Vui buồn tuổi thơ.

e) Loài cây em yêu.

Trả lời bài 1 trang 87 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Cách trình bày 1

Trong mỗi đề văn biểu cảm thường có hai nội dung chính cần phải xác định: đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện. Tìm hiểu đề văn biểu cảm là phải xác định được hai nội dung này.

a. Cảm nghĩ về dòng sông.

- Đối tượng biểu cảm là dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây, ... ) quê hương

- Tình cảm cần thể hiện là sự yêu quý của em với dòng sông (hoặc cánh đồng, vườn cây, ... ) đó.

b. Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu.

- Đối tượng biểu cảm là trăng trong đêm trung thu.

- Tình cảm yêu thích chân thực của bản thân.

c. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

- Đối tượng biểu cảm là nụ cười của mẹ.

- Tình yêu thương tôn kính với mẹ.

d. Vui buồn tuổi thơ.

- Đối tượng biểu cảm là kỉ niệm tuổi thơ.

- Những vui buồn và suy nghĩ về những kỉ niệm đó.

e. Loài cây em yêu.

- Đối tượng biểu cảm là một loài cây bất kì.

- Tình cảm được biểu hiện bằng sự yêu thích chăm sóc của em.

Cách trình bày 2

Đề Đối tượng biểu cảmTình cảm cần biểu hiện
aDòng sông (hoặc dãy núi, cánh đồng, vườn cây,...)Tình yêu mến, tự hào
bĐêm trăng trung thuĐẹp, tình yêu thiên nhiên
cNụ cười của mẹYêu, cảm thấy hạnh phúc, ấm áp
dNiềm vui hoặc nỗi buồn tuổi thơTrân trọng, nâng niu và nhớ về
eLoài cây nào đóTình yêu, sự thích thú

Ghi nhớ

Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra những đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm của bài làm.

Muốn tìm ý cho bài văn biểu cảm thì phải hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó.

---------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 1 trang 87 SGK ngữ văn 7 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm trong chương trình soạn văn 7 được tốt nhất trước khi tới lớp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM