Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 80 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Bài ca Côn Sơn chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Cách ví von tiếng suối của Nguyền Trãi trong hai câu thơ “Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” (Cảnh khuya) có gì giống và khác nhau?
Trả lời bài 1 trang 80 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Cách trình bày 1
So sánh cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu thơ "Côn Sơn suối chảy rì rầm, Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” và của Hồ Chí Minh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa", ta thấy có những điểm sau:
- Cách ví von đó, cả hai đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.
- Tuy có khác nhau, một ví tiếng suối với tiếng đàn, một ví tiếng suối với tiếng hát, nhưng tiếng đàn hay tiếng hát cũng đều là âm nhạc cả. Cho nên cách đón nhận tiếng suối cả hai xem như giống nhau.
Cách trình bày 2
Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu “Côn Sơn suối chảy rì rầm / Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” với tiếng suối của Hồ Chí Minh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”:
- Giống nhau:
- Cả hai đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ, tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên. Cả Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều nghe tiếng suối như là một bản nhạc trong trẻo.
- Đều gợi ra sự tươi vui, ấm áp.
- Gợi về tình yêu thiên nhiên, con người, niềm tin và sức sống.
- Khác nhau:
- Nguyễn Trãi: so sánh với tiếng đàn cầm.
- Hồ Chí Minh: so sánh với tiếng hát của một cô gái: ngân nga.
----------------
Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 80 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Bài ca Côn Sơn tốt hơn trước khi đến lớp.
Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 7 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.