Trang chủ

Bài 1 trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 29/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 70 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Chiếu cầu hiền

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 70 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Chiếu cầu hiền chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Anh (chị) hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần. Từ đó, hãy khái quát nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”.

Trả lời bài 1 trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Chiếu cầu hiền tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 70 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Bài chiếu gồm ba phần:

– Phần mở đầu (từ đầu đến.. ý trời sinh ra người hiền vậy): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.

– Phần nội dung (tiếp theo đến.. vì mưu lợi mà phải bán rao): Lời kêu gọi người hiền và hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.

– Phần kết (còn lại): Lời bố cáo

Nội dung chính của một bài Chiếu cầu hiền:

– Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.

– Cho phép tiến cử người hiền.

– Cho phép người hiền tự tiến cử.

Cách trình bày 2

a. Bài chiếu gồm  3 phần:

- Phần mở đầu (từ đầu đến "... ý trời sinh ra người hiền vậy"): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài

- Phần nội dung (tiếp theo đến "... vì mưu lợi mà phải bán rao."): Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.

- Phần kết (còn lại): Lời bố cáo.

b. Nội dung chính của bài: Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Có thể thấy một số điểm nổi bật như:

- Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.

- Cho phép tiến cử người hiền.

- Cho phép người hiền tự tiến cử.

Cách trình bày 3

Bố cục của bài chiếu gồm 3 phần:

Phần 1:  (từ đầu đến "... ý trời sinh ra người hiền vậy") nói lên sứ mệnh, vai trò của người hiền tài đối với vua và đất nước.

Phần 2: (tiếp theo đến "... vì mưu lợi mà phải bán rao.") cách ứng xử của người hiền tài và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.

Phần 3: còn lại: đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.

Nội dung: Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

Chiếu nói chung và bài Chiếu cầu hiền nói riêng thuộc thể loại văn bản nghị luận chính trị - xã hội. Mặc dù chiếu thuộc thể loại công văn của triều đình, lệnh cho thần dân thực hiện. Tuy nhiên trong bài Chiếu cầu hiền, đối tượng là bậc hiền tài – những nho sĩ còn mang nặng tư tưởng trung quân. Trong nhan đề còn có từ cầu, có nghĩa là tính chất mệnh lệnh không được đề cao, thay vào đó là sự kêu gọi. Đó chính là lời động viên lời kêu gọi sĩ phu Bắc Hà đem tài sức mình ra phụng sự đất nước.

Cách trình bày 4

* Bố cục:

- Phần mở đầu (từ đầu đến "... ý trời sinh ra người hiền vậy"): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.

- Phần nội dung (tiếp theo đến "... vì mưu lợi mà phải bán rao."): Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.

- Phần kết (còn lại): Lời bố cáo.

* Nội dung chính của bài: Kể về việc Quang Trung lên ngôi và mong người hiền giúp nước. Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn.

Tham khảo:

-/-

Bài 1 trang 70 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Chiếu cầu hiền trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM