Trang chủ

Bài 1 trang 7 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xuất bản: 20/12/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 7 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Nhớ Rừng ngữ văn 8.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 7 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Nhớ rừng của Thế Lữ chi tiết nhất.

Đề bàiBài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung mỗi đoạn.

Trả lời bài 1 trang 7 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Với cặp báo chuồng bên vô tư lự” -> Lòng uất hận, căm hờn, ngao ngán vì bị giam cầm.

- Đoạn 2: Từ “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ” đến “Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi” -> Nỗi nhớ núi rừng.

- Đoạn 3: Từ “Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối” đến "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?” -> Nỗi nhớ về một thời oanh liệt, tự do.

- Đoạn 4: Từ “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu” đến “Của chốn ngàn năm cao cả, âm u” -> Sự căm ghét khu vườn nhỏ hẹp, giả dối.

- Đoạn 5: Còn lại -> Giấc mơ và niềm khao khát được trở lại vùng vẫy chốn rừng xưa.

Cách trả lời 2:

- Đoạn 1: Miêu tả cảnh xung quanh con hổ bị nhốt, sự coi thường của con hổ đối với những con vật xung quanh.

- Đoạn 2: Nỗi nhớ của con hổ khi còn trên núi, khi còn làm chúa tể của muôn loài.

- Đoạn 3: Sự tiếc nuối của con hổ về những ngày oai hùng với cuộc sống tự do nơi núi rừng.

- Đoạn 4: Con hổ chê cười sự giả tạo, sự tạo dựng một khung cảnh y rừng nhưng mang nét giả tạo.

- Đoạn 5: Sự khao khát trở lại nơi núi rừng.

Tham khảo thêmCác đề văn về bài Nhớ rừng thường gặp trong các đề thi

Cách trả lời 3:

Bài thơ chia làm 5 đoạn với nội dung mỗi đoạn:

- Đoạn 1: Cảnh ngộ bi kịch – bị tù hãm, bị biến thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé mà ngạo mạn, ngang bầy với “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo (…) vô tư lự” và tâm trạng uất hận, ngao ngán đành buông xuôi bất lực của con hổ.

- Đoạn 2: Nỗi nhớ nhung, niềm khao khát tự do mãnh liệt qua hoài niệm về cảnh núi rừng đại ngàn dữ dội, kì vĩ tương xứng với vẻ đẹp oai hùng, sức mạnh vô biên của vị chúa sơn lâm.

- Đoạn 3: Ngoài nỗi nhớ, niềm khao khát tự do và sự kiêu hãnh còn có cả nỗi thất vọng, nuối tiếc với tiếng thở dài chua xót của chúa tể rừng xanh: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.

- Đoạn 4: Sự khinh ghét của con hổ về vẻ đơn điệu, tầm thường và giả dối của cảnh vườn Bách thú, nơi hoàn toàn đối lập với chốn núi rừng thâm nghiêm, hùng vĩ…

- Đoạn 5: Niềm đau đớn và vô vọng của kẻ anh hùng sa cơ, đành thả hồ trong “giấc mộng ngàn to lớn” – giấc mộng về rừng thẳm, giấc mộng tự do.

Cách trả lời 4:

- Đoạn 1 và đoạn 4: Niềm uất hận của con hổ khi bị làm một thứ đồ chơi ngang với lũ gấu dở hơi, và cảnh tầm thường, tù túng, nhân tạo giả dối ở vườn bách thú.

- Đoạn 2 và 3: Hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi núi rừng thời oanh liệt.

- Đoạn 5: Hoài niệm nơi núi rừng khi xưa với giấc mộng ngàn.

Đọc thêm văn mẫuPhân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 7 SGK ngữ văn 8 tập 2 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn. Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp các em tham khảo để soạn bài Nhớ rừng tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM