Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 7 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Phú sông Bạch Đằng chi tiết nhất.
Đề bài: Đọc Tiểu dẫn để nắm được bố cục bài phú, vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đề tài sông Bạch Đằng trong văn học. Đọc kĩ các chú thích để hiểu được các từ khó, các điển tích, điển cố.
Trả lời bài 1 trang 7 SGK văn 10 tập 2
- Bố cục bài phú gồm 4 đoạn:
+ Đoạn 1 (Từ đầu đến "... dấu vết luống còn lưu"): Cảm xúc lịch sử của nhân vật "khách" trước cảnh sắc sông Bạch Đằng.
+ Đoạn 2 (Tiếp đến "... nghìn xưa ca ngợi"): Lời các bô lão kể với khách về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng.
+ Đoạn 3 (Tiếp đến "... nhớ người xưa chừ lệ chan"): suy ngẫm và bình luận của các bô lão về những chiến công xưa
+ Đoạn 4 (Còn lại): Lời ca khẳng định vai trò và mức độ của con người.
- Ví trí chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử: ghi dấu nhiều chiến công hiển hách (phá quân Nam Hán, đánh tan quân Mông – Nguyên)
- Đề tài sông Bạch Đằng là nguồn cảm hứng bất tận cho văn thơ (Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu, Nguyễn Sưởng,…)
- Một số chú thích từ khó, điển tích, điển cố:
+ Nguyên, Tương, Vũ Huyệt : sông Nguyên, sông Tương ở tỉnh Hồ Nam và Vũ Huyệt ở núi Cối Kê, tỉnh Chiết Giang, đều là phong cảnh đẹp của Trung Quốc.
+ Đầm Vân Mộng: vùng đầm nước rộng lớn của Trung Quốc.
+ Tử Trường: tên chữ của Tư Mã Thiên, một sử gia nổi tiếng của Trung Quốc thời Hán, người đã từng du lịch nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử.
+ Xích Bích: dãy núi bên bờ sông Dương Tử. Thời Tam quốc, Chu Du dùng kế hoả công của Gia Cát Lượng đốt thuyền đánh tan 82 vạn quân Tào Tháo trên quãng sông này.
+ Hợp Phì: tên một huyện thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc, nơi sông Hoài hợp với sông Phì. Tạ Huyền đã đánh tan 100 vạn quân Bồ Kiên ở đây.
...
Tham khảo thêm: Phân tích bài Bạch đằng giang phú
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 7 SGK ngữ văn 10 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em hiểu và soạn bài Phú sông Bạch Đằng tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !