Trang chủ

Bài 1 trang 62 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 01/02/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 62 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Ý nghĩa văn chương ngữ văn 7.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 62 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần soạn bài Ý nghĩa văn chương chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Hãy chú ý đến nghĩa của hai từ cốt yếu (chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả) và đọc bốn dòng đầu của văn bản để tìm ý trả lời.

Trả lời bài 1 trang 62 SGK văn 7 tập 2

Cách trả lời 1:

“Cốt yếu” là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là tất cả. Vậy theo Hoài Thanh: "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài". Nói như vậy là rất đúng, nhưng vẫn có cách quan niệm khác, có thể bổ sung cho nhau. Ví dụ: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.

Tham khảo thêmPhân tích tác phẩm Ý nghĩa văn chương

Cách trả lời 2:

- Theo Hoài Thanh: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”.

- Tuy nhiên, vẫn có quan niệm khác: “Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”.

→ Các quan niệm này không trái ngược mà tương hỗ lẫn nhau.

Cách trả lời 3:

- Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

- Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”. Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.

Trên đây là 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 1 trang 62 SGK ngữ văn 7 tập 2 được biên soạn chi tiết giúp các em tham khảo để soạn bài Ý nghĩa văn chương tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM