Trang chủ

Bài 1 trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 05/05/2020

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 58 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 58 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 phần soạn bài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài

Hãy phân tích những ngữ liệu dưới dây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

a)

   Trèo lên cây bưởi hái hoa,

   Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

   Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

   Em đã có chổng anh tiếc lắm thay!

(Ca dao)

b)

        Thuyền ơi có nhớ bến chăng, 

   Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(Ca dao)

c)

Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.

(Tục ngữ)

d)

   Con đem con cá bống (1) ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống (2)... Nói xong, Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống (3) xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống (4) . Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống (5) lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống (6) ngày một lớn lên trông thấy.

(Tấm Cám)

Trả lời bài 1 trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Cách trả lời 1 - Ngắn gọn

a,

- Nụ tầm xuân (1) giữ vai trò là bổ ngữ của câu (bổ sung ý nghĩa cho từ hái)

- Nụ tầm xuân (2) đóng vai trò là chủ ngữ của câu.

b,

- Bến (1) là bổ ngữ chỉ đối tượng (cho động từ nhớ).

- Bến (2) là chủ ngữ.

c,

- Trẻ (1), già (1) là bổ ngữ cho các động từ (yêu, kính).

- Trẻ (2), già (2) đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.

d,

Vai trò ngữ pháp của từ bống trong đoạn văn:

- bống (1): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem.

- bống (2): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả xuống.

- bống (3): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả.

- bống (4): bổ ngữ cgo động từ đưa.

- bống (5): chủ ngữ trong câu.

- bống (6): chủ ngữ trong câu.

Cách trả lời 2 - Chi tiết

a) Đoạn trích có hai cụm từ nụ tẩm xuân đứng ở hai vị trí khác nhau. Tuy hình thức ngôn ngữ không thay đổi nhưng vai trò ngữ pháp của chúng trong câu có sự khác nhau.

- Cụm từ nụ tầm xuân thứ nhất giữ vai trò là bổ ngữ của câu (bổ sung ý nghĩa cho động từ hải).

- Ở câu thứ ba, cụm từ nụ tầm xuân đóng vai trò là chủ ngữ của câu (chủ thể của quá trình nở).

b) Cũng như đoạn trích ở phần 1, hai từ bến được sử dụng trong hai câu ca dao nêu trên cũng có những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.

- Từ bến ở câu lục là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ nhớ.

- Từ bến thứ hai (trong câu bát) là chú ngữ (chủ thể của trạng thái khăng khăng đợi thuyền).

=> Cả hai từ bến này đểu có nghĩa bóng chỉ người phụ nữ.

c) Trong câu tục ngữ trên, dù hình thức ngôn ngữ giống nhau nhưng vai trò ngữ pháp của mỗi từ trẻ, già là khác nhau.

- Từ trẻ và từ già thứ nhất đều giữ vai trò là bổ ngữ cho các động từ (yêu và kính).

- Trong khi đó hai từ trẻ và già còn lại đã được chuyển loại (danh từ hoá) để giữ vai trò là chủ ngữ trong câu.

d) Vai trò ngữ pháp của mỗi từ bống trong đoạn văn trên là:

- bống (1): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem.

- bống (2): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả (xuống).

- bống (3): là bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả.

- bống (4): bổ ngữ cho động từ đưa (ra).

- bống (5): chủ ngữ của câu (chủ thể của hành động ngoi lên).

- bống (6): là chủ ngữ của câu (chủ thể của quá trình ngày một lớn lên trông thấy).

-/-

Trên đây là 2 cách trả lời câu hỏi bài 1 trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em có một lựa chọn trình bày tối ưu nhất khi soạn bài Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt trong chương trình Soạn văn 11.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM