Trang chủ

Bài 1 trang 55 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 02/02/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 55 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn đọc hiểu soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 55 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiNêu luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu. Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?

Trả lời bài 1 trang 55 SGK văn 7 tập 2

Cách trả lời 1:

- Luận điểm chính của bài:

+ Nhan đề bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ"

+ Câu văn “Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.”

- Phương diện được chứng minh:

+ Bữa ăn : đơn giản.

+ Nhà ở : nhà sàn hai phòng hòa với thiên nhiên.

+ Việc làm : tự làm, ít người phục vụ.

+ Lời nói, bài viết : giản dị.

Tham khảo thêmCảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh

Cách trả lời 2:

- Luận điểm chính: “Điều quan trọng nhất… đời sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”

- Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ qua các phương diện:

+ Bữa ăn hằng ngày

+ Nhà ở

+ Việc làm

+ Lời nói, bài viết

Cách trả lời 3:

Luận điểm chính của toàn bài được tác giả khái quát trong đoạn mở đầu là: Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị của một vị lãnh tụ đứng đầu đất nước với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn.

Để làm rõ đức tính giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở các phương diện: bữa cơm, đồ dùng, nơi ở, trong quan hệ với mọi người, ở lời nói và bài viết.

- Giản dị trong lối sống:

+ Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản.

+ Cái nhà sàn chỉ vài ba phòng, hoà cùng thiên nhiên.

+ Việc làm: từ việc nhỏ đến việc lớn ít cần đến người phục vụ.

+ Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.

+ Giản dị trong quan hệ với mọi người: Viết thư cho một đồng chí; nói chuyện với các cháu miền Nam; đi thăm nhà tập thể của công nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn; việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp; đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.

- Giản dị trong lời nói, bài viết: Dẫn những câu nói của Bác: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.

Trên đây là 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 1 trang 55 SGK ngữ văn 7 tập 2 được biên soạn chi tiết giúp các em tham khảo để soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM