Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 54 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Tìm lời dẫn trong những đoạn trích sau (trích từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao). Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.
a. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với Lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?".
b. Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng : "Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả...”
Trả lời bài 1 trang 54 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Đoạn a: Phần lời trong ngoặc kép "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với Lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?": là lời dẫn trực tiếp.
=> Dẫn lời (qua ý nghĩ của nhân vật gắn cho con chó).
Đoạn b: Phần trong ngoặc kép "Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả...”: là lời dẫn trực tiếp.
=> Dẫn ý
Có hai cách dẫn lời hoặc ý của một người, một nhân vật nào đó: dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.
- Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên vẹn (không sửa đổi) lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, sử dụng dấu hai chấm (:) để ngăn cách phần được dẫn, thường kèm theo dấu ngoặc kép ("...").
- Dẫn gián tiếp là nhắc lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, không dùng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
Trong cả hai cách dẫn trên đều có thể dùng thêm rằng hoặc là để ngăn cách phần được dẫn với phần lời của người dẫn.
-------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 1 trang 54 SGK ngữ văn 9 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong chương trình soạn văn 9 được tốt nhất trước khi tới lớp