Trang chủ

Bài 1 trang 52 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Xuất bản: 06/02/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 52 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Chiều xuân ngữ văn 11.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 52 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Chiều xuân của Anh Thơ chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiBức tranh "chiều xuân" qua ngòi bút Anh Thơ hiện lên như thế nào? Hãy chỉ ra nét riêng của bức tranh đó.

Trả lời bài 1 trang 52 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

* Bức tranh "chiều xuân" qua ngòi bút của Anh Thơ:

- Cảnh chiều xuân rất đặc trưng trước hết chính là ở cảnh mưa: mưa bụi, mưa xuân thưa thớt bay

- Cảnh đầu tiên lọt vào tầm quan sát của tác giả là cảnh bến đò.

- Cảnh chiều xuân còn được vẽ nên bởi quán nhỏ và cây xoan đầy hoa tím

- Sau đó, tác giả tả bức tranh mùa xuân theo sự dịch chuyển không gian sang con đường đê, lúc này bức tranh mang chút hơi ấm và bắt đầu mang sự sống, cảnh vật như tươi mới, hồi sinh.

- Cảnh từ gần được mở rộng thêm, cao và xa hơn. Nhưng vẫn là những nét đặc trưng của mùa xuân đồng bằng Bắc Bộ: cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, những cánh bướm rập rờn, con đê. Khổ thứ hai có một hình ảnh thơ thật độc đáo và xuất sắc: Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

- Đến khổ thơ thứ ba thì cảnh đã trở nên sống động hơn với hình ảnh của cánh bướm, đàn cò chốc chốc vụt bay và sự xuất hiện của con người.

=> Ba khổ thơ gần như chỉ là những câu thơ tả cảnh. Có thể nói cả bài thơ hợp thành một bức tranh quê giản dị, mộc mạc, thanh nhã, hơi gợi buồn vì cảnh vắng quá, yên tĩnh quá.

* Nét riêng của bức tranh:

- Bức tranh không được tả lại vào lúc đông vui nhộn nhịp, mà dường như vắng lặng, lắng đọng trong khoảnh khắc thời gian: con đò cũng "biếng lười nằm mặc nước sông trôi". Điểm xuyết liên tục thêm vào bức tranh ấy là quán tranh vắng, là những chùm hoa xoan tím "rụng tơi bời".

- Bức tranh xuân không diễn tả hoạt động con người trong sự hối hả, vội vã mà ngược lại mọi hoạt động của sự vật và con người đều mang nét thanh bình, khoan thai và yên tĩnh, nhẹ nhàng.

Tham khảo thêm văn mẫuBình giảng bài thơ Chiều xuân của Anh Thơ

Cách trả lời 2:

- Bức tranh chiều xuân gợi lên mang hình ảnh, chi tiết tiêu biểu cho cảnh sắc mùa xuân miền Bắc:

+ Mưa bụi

+ Dòng sông, bến nước, con đò: những hình ảnh giản dị và thân thuộc

+ Quán tranh: Những quán nhỏ bán nước

+ Hoa xoan: Loài hoa thân thuộc của mùa xuân, đem đến không khí xuân

+ Con đê cỏ non mọc

+ Các con vật của làng quê: trâu, sáo, bướm đang thả mình vào không khí xuân

+ Cánh đồng lúa, cánh cò.

⇒ Cảnh sắc mùa xuân hiện lên gần gũi, bình dị và thân thuộc.

Cách trả lời 3:

- Bức tranh làng quê mộc mạc, êm dịu, thanh bình với những hình ảnh bình dị, quen thuộc, thơ mộng: mưa bụi, con đò, dòng sông, quán tranh, hoa xoan, con đê, đàn sáo, trâu bò, đồng lúa…

- Bức tranh tĩnh lặng, thanh nhã, tươi tắn, đượm buồn:

+ Các đối tượng được miêu tả trong trạng thái nhẹ nhàng, khoan thai: mưa đổ bụi êm êm, đàn sáo… vu vơ, cánh bướm rập rờn, trâu bò thong thả.

+ Không khí tĩnh lặng, bâng khuâng: quán đứng im lìm, đồng lúa ướt lặng, trâu bò thong thả cúi ăn mưa,…

+ Màu sắc tươi tắn, giàu sức sống: màu tím hoa xoan, màu đen của đàn sáo, màu rực rỡ của cánh bướm, màu xanh rờn của đồng lúa, màu thắm đỏ của chiếc yếm.

+ Bức tranh có nhiều điểm nhấn độc đáo: mưa đổ bụi, trâu bò cúi ăn mưa; cô nàng yếm thắm đang lao động chợt giật mình bởi đàn cò con.

=> Sự độc đáo của bức tranh nằm ở việc tác giả thâu tóm rất thành công linh hồn của làng quê Bắc Bộ ngày xuân với những nét đẹp đặc trưng không thể nhầm lẫn.

>>> Đọc thêmNêu cảm nhận của em về bài thơ Chiều xuân

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 1 trang 52 SGK ngữ văn 11 tập 2 được tổng hợp và biên soạn chi tiết giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Chiều xuân (AnhThơ) tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM