Trang chủ

Bài 1 trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 22/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 51 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 51 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Mở đầu Bài Ca phong cảnh Hương Sơn là câu thơ Bầu trời cảnh Bụt. Anh (chị) hiểu câu này như thế nào? Câu này gợi cảm hứng gì cho cả bài hát nói? Không khí tâm linh của cảnh Hương Sơn thể hiện ở những câu thơ nào?

Trả lời bài 1 trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 51 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Mở đầu bài thơ:

Bầu trời cảnh Bụt

– Bầu trời: cảnh thật.

– Cảnh Bụt: cảnh nửa thực, nửa ảo.

=> Câu thơ ngắn đặc biệt: Như là lời giới thiệu, gợi mở một miền non nước, một không gian rộng lớn với những cảnh sắc thấm đẫm thiền vị, gợi không khí tâm linh. Cảnh vật hiện ra là cảnh tâm linh và là cảnh tôn giáo.

Cảnh vật trong bài hát nói mang màu sắc tôn giáo (đạo Phật) với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ trang nghiêm nhưng gắn kết với tình yêu cái đẹp thiên nhiên của nhà thơ: “thỏ thẻ rừng mai”, “lững lờ khe Yến”, “lồng bóng nguyệt”, “uốn thang mây”.

=> Sự hòa quyện giữa cảm hứng tôn giáo trang nghiêm và lòng yêu quê hương đất nước là giá trị nhân bản cao đẹp trong tâm hồn thi nhân.

Cách trình bày 2

– Tác giả có cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến chùa Hương, thể hiện qua câu “Bầu trời cảnh Bụt”

+ Không gian của núi non, sông nước, mây trời

+ Cái thú của việc tới Hương Sơn là sự ao ước của nhiều nhà thơ trong đó có tác giả

+ Cảnh vật thiên nhiên cũng là cảnh tôn giáo

+ Lòng ngưỡng mộ với cảnh Phật là cảm nhận tinh tế của một nhà thơ

+ Giọng thơ khoan thai, nhẹ nhàng như ru, như mời mọc

+ Tâm hồn thi sĩ như bâng khuâng, lảng bảng trong tĩnh tại của tâm linh mà vẫn tỉnh táo lạ thường

⇒ Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp thiên nhiên, cảm hứng tôn giáo với tinh thần yêu nước của quê hương, đất nước qua đó thể hiện sự tài hoa của tác giả

Cách trình bày 3

- Bao quát khung cảnh: Bầu trời cảnh Bụt: cảnh đẹp thiên nhiên hài hòa trong không khí tâm linh cách xa cõi nhân thế phàm tục.

- Câu thơ như là lời giới thiệu, gợi mở một miền non nước, một không gian rộng lớn với những cảnh sắc thấm đẫm thiền vị, gợi không khí tâm linh. Cảnh vật hiện ra là cảnh tâm linh và là cảnh tôn giáo.

- Cảnh vật trong bài hát nói mang màu sắc tôn giáo (đạo Phật) với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ trang nghiêm nhưng gắn kết với lình yêu cái đẹp thiên nhiên của nhà thơ, với những cảnh “thỏ thẻ rừng mai”, “lững lờ khe Yến”, “lồng bóng nguyệt”, “uốn thang mây”.

=> Sự hòa quyện giữa cảm hứng tôn giáo trang nghiêm với lòng yêu quê hương đất nước là giá trị nhân bản cao đẹp trong tâm hồn thi nhân. Nó tạo ra sự thanh cao, tinh khiết, lâng lâng của hồn người. Cảm hứng tôn giáo khòng phái là sự mê tín dị đoan mà là một nhu cầu tinh thần mang tính người của một bút pháp tài hoa.

Cách trình bày 4

- Câu thơ: Bầu trời cảnh Bụt thể hiện một cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến với Chùa Hương. Bầu trời cảnh Bụt gợi lên sự bình yên, thanh tĩnh chốn Hương Sơn đồng thời gợi lên không khí tâm linh về với Bụt, Phật.

- Cảnh vật trong bài hát nói mang không khí tâm linh: thể hiện ở vẻ đẹp thiên nhiên : "thỏ thẻ rừng mai", "lững lờ khe Yến", "lồng bóng nguyệt", "uốn thang mây".

Cách trình bày 5

Mở đầu Bài ca phong cảnh Hương Sơn là câu thơ Bầu trời cảnh Bụt.

Câu thơ thể hiện một cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến với Chùa Hương.  Câu thơ đầu có bầu trời là cảnh thật còn cảnh Phật là nửa thực nửa mơ, vẽ lên một không gian yên tĩnh thấm đậm chất thiền mang một màu sắc tâm linh đạo Phật.

Tác giả so sánh cảnh Hương Sơn với cảnh tiên giới gợi lên sự bình yên, thanh tĩnh chốn Hương Sơn đồng thời gợi lên không khí tâm linh về với Bụt, Phật từ tấm lòng tác giả khi bắt gặp không gian mênh mông như chốn bồng lai.

Bốn câu thơ đầu đã giới thiệu phong cảnh Hương Sơn với không gian mênh mông rộng lớn nó vừa mang màu sắc đời thực lại vừa mang một màu sắc như chốn bồng lai tiên cảnh thấm đậm tâm linh đạo Phật.

Bầu trời, cảnh bụt, 

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay. 

Kìa non non, nước nước, mây mây, 

Đệ nhất động hỏi là đây có phải? 

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái

Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

-/-

Bài 1 trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM