Trang chủ

Bài 1 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 27/07/2020

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 48 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Anh (chị) hãy đọc chú thích, tìm điểm chung giữa những đời vua mà ông Quán ghét và giữa những con người mà ông Quán thương. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu.

Trả lời bài 1 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Lẽ ghét thương tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 48 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Những đời vua mà ông Quán ghét: đời Kiệt, Trụ, đời U, Lệ, đời Ngũ bá thời Xuân Thu, đời thúc quý.

→ Tất cả các triều đại được nhắc đến trong lời ông Quán đều có một điểm chung, đó là sự suy tàn. Những người đứng đầu nhà nước thì say đắm trong tửu sắc, không chăm lo đến đời sống nhân dân.

=> Phê phán các triều đại suy tàn, Nguyễn Đình Chiểu đã đứng trên lập trường của nhân dân. Đó là cơ sở của sự ghét, ghét sâu sắc, cay nghiệt đến tột cùng cảm xúc.

– Những lẽ thương mà ông Quán hướng đến: đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, thầy Đồng Tử, người Nguyên Lượng, ông Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc.

→ Đây đều là những người có tài, có đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng không đạt được sở nguyện của mình. Những con người này đều có những nét đồng cảnh với Nguyễn Đình Chiểu, bởi thế tình thương ở đây chính niềm cảm thông sâu sắc từ tấm lòng của nhà thơ.

=> Nguyễn Đình Chiểu đã xuất phát từ chính cuộc đời, từ sự an bình của nhân dân mà thương, tiếc cho những tài năng bị các triều đại vua chúa vùi dập.

Cách trình bày 2

– Những điều ông Quán ghét (10 câu):

+ Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương, Ngũ Bá…

+ Điểm chung của vua chúa được nhắc tới: ăn chơi, hoang dâm vô độ, ham quyền lợi, tranh đoạt quyền lợi

+ Căn nguyên của sự ghét do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm dân lầm than, khốn khổ

– Lẽ thương của ông Quán (14 câu):

+ Nói tới những bậc hiền tài phải chịu lận đận, không được ước nguyện giúp đời: Khổng Tử, Nhan Uyên, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Hàn Dũ…

+ Những trí thức nho sĩ có tài, có đức, ngay thẳng nhưng không gặp thời

+ Tác giả tìm thấy bóng dáng mình trong ước mơ lập thân giúp đời

Cách trình bày 3

- Vì chưng hay ghét cũng là hay thương ý nói: Biết ghét là vì biết thương. Vì thương dân nên ghét những kẻ làm hại dân. Đây là câu nói có tính chất khái quát tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong cả đoạn trích. Tác giả đã lí giải căn nguyên chuyện ghét thương của mình.

- Ông Quán ghét những kẻ đã bày ra “chuyện tầm phào”. Đó là những nhân vật nổi tiếng tàn ác: Kiệt Trụ mê dâm, U lệ đa đoan, Ngũ bá phân vân, thúc quý phân băng. Hai nhân vật nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử phong kiến Trung Hoa thời cổ đại.

Điểm chung: chúng đều là những kẻ thì ăn chơi, hưởng thụ sa đoạ, say sưa tranh giành quyền lục, tất cả bọn chúng đều  đẩy nhân dân vào cuộc sống vô cùng khổ cực. Ông Quá ghét những kẻ làm nhân dân phải chịu khổ cực. Căn nguyên của cái ghét ở đây là do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm cho nhân dân sa hầm sẩy hang, chịu lầm than, nhọc nhằn…

- Đối tượng “thương” là nhân vật cụ thể, những bậc hiền tài một lòng giúp đời, giúp dân. Đó là: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Đào Tiềm, Hàn Dũ, Liêm, Lạc.

Điểm chung: Họ đều là những con người nổi tiếng về tài và đức, song lại gặp  chuyện không may mắn. Họ đều là người có nhân cách cao cả, đều hết lòng thương yêu dân chúng, sống trọn đạo bề tôi, giữ vững phẩm cách của nhà Nho. Đối tượng “thương” đều là những người tài đức vẹn toàn. Thái độ thương ở đây bao gồm cả sự cảm thông, trân trọng, kính phục của tác giả và cũng là sự tự thương mình của ông Đồ Chiểu.

Cách trình bày 4

- Ông Quán ghét những nhân vật nổi tiếng tàn ác: Kiệt Trụ mê dâm, U Lệ đa đoan, Ngũ Bá phân vân, Thúc Quý phân băng. Đó là những kẻ đã bày ra “chuyện tầm phào”, ăn chơi sa đọa, đẩy người dân vào cảnh cùng cực.

- Đối tượng “thương” là những bậc hiền tài, có đức có tâm một lòng giúp đời, giúp dân. Đó là: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Đào Tiềm, Hàn Dũ, Liêm, Lạc.

Cách trình bày 5

Những điều ông Quán ghét: 10 câu thơ trong đoạn trích nói về lẽ ghét. Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương gây ra nhiều mối rắc rối, Ngũ Bá chia rẽ, đổ nát, sớm đầu tối đánh … Điểm chung của các vua chúa được nhắc đến: ăn chơi, hoang dâm vô độ, tranh quyền, đoạt lợi, không quan tâm đến chính sự đang rối ren, không nghĩ đến đời sống lầm than cực nhọc của dân. Căn nguyên của cái ghét ở đây là do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm cho nhân dân sa hầm sẩy hang, chịu lầm than, nhọc nhằn…

Với cái ghét là lẽ thương, 16 câu thơ kế tiếp như lời tự bạch của ông Quán về tình thương: thương những người có tài cao chí cả, muốn cứu đời, giúp dân nhưng lại gặp rủi ro, bất hạnh nên không thực hiện được chí hướng. Lòng thương của ông Quán thật rộng lớn: thương Nhan Tử mất sớm, dở dang công danh; thương Gia Cát Lượng có tài thao lược không cứu vãn được thời Hán mạt; thương Đồng Trọng Thư tài đức hơn người mà bị dồn vào thế bí; thương Đào Tiềm khí tiết thanh cao lại lui về ở ẩn; thương Hàn Dũ can vua bị đày… Tác giả kể về các nho gia đáng kính, đồng thời cũng nói về người đời đáng kính. Đoạn thơ kết thúc:

Xem qua kinh sử mấy lần

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương

Cho thấy vì thương nên ghét. Đây là hai mặt tình cảm đối lập nhưng xuất phát từ lòng thương dân sâu sắc. Nguyễn Đình Chiều tìm thấy bóng dáng mình trong đó: mơ ước lập thân để giúp đời nhưng lại gặp nhiều bất hạnh.

Tham khảo: Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương (Truyện Lục Vân Tiên)

-/-

Bài 1 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Lẽ ghét thương trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM