Trang chủ

Bài 1 trang 47 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 30/01/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 47 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo).

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 47 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiNêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:

a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của bài thơ.

   Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.

   Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,… đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,…

(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)

b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì… […]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.

(Theo Trái tim có điều kì diệu)

Trả lời bài 1 trang 47 SGK văn 7 tập 2

Cách trả lời 1:

* Các trạng ngữ trong hai đoạn văn: 

a)

- Ở loại bài thứ nhất

- Ở loại bài thứ hai

b)

- Đã bao lần

- Lần đầu tiên chập chững bước đi

- Lần đầu tiên tập bơi

- Lần đầu tiên chơi bóng bàn

- Lúc còn học phổ thông

- Về môn hóa

* Tác dụng của các trạng ngữ trên:

- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

- Nối kết các câu, các đoạn với nhau góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu

Cách trả lời 2:

a) Trạng ngữ:

- Kết hợp những bài này lại -> Bổ sung ý nghĩa cho câu về cách thức

- Ở loại bài thứ nhất -> Bổ sung ý nghĩa cho câu về không gian nơi chốn

- Ở loại bài thứ hai -> Bổ sung ý nghĩa cho câu về không gian nơi chốn

b) Trạng ngữ:

- Lần đầu tiên chập chững bước đi -> Bổ sung ý nghĩa cho câu về thời gian

- Lần đầu tiên tập bơi -> Bổ sung ý nghĩa cho câu về thời gian

- Lần đầu tiên tập chơi bóng bàn -> Bổ sung ý nghĩa cho câu về thời gian

- Lúc còn học phổ thông -> Bổ sung ý nghĩa cho câu về thời gian

- Về môn hóa -> Bổ sung ý nghĩa cho câu về phương diện.

Cách trả lời 3:

a)

- Kết hợp các bài này lại : trạng ngữ chỉ cách thức.

- Ở loạt bài thứ nhất ; Ở loạt bài thứ hai : trạng ngữ chỉ trình tự lập luận. Nhấn mạnh về sự phong phú trong thơ Hồ Chí Minh.

b)

- Lần đầu tiên chập chững bước đi; Lần đầu tiên tập bơi; Lần đầu tiên chơi bóng bàn; Lúc còn học phổ thông : trạng ngữ chỉ thời gian, nhấn mạnh vào thời điểm.

- Về môn hóa : trạng ngữ chỉ phương diện.

Trên đây là 3 cách trình bày câu trả lời cho bài 1 trang 47 SGK ngữ văn 7 tập 2 được biên soạn chi tiết giúp các em tham khảo để soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu tiếp theo tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM