Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi đềvăn tự sự, soạn bài Tìm hiểu đề và đề văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài
Đọc các đề sau và trả lời câu hỏi ?
(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
(2) Kể chuyện về một người bạn tốt
(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu
(4) Ngày sinh nhật của em
(5) Quê em đổi mới
(6) Em đã lớn rồi
Câu hỏi:
– Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
– Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể, có phải đề tự sự không?
– Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì.
– Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?
Trả lời bài 1 trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1
Câu trả lời tham khảo
Câu trả lời 1
– Yêu cầu của đề (1): kể chuyện (có thể về người hoặc sự việc), chữ kể trong đề văn cho biết định hướng tự sự, cụm từ bằng lời văn của em cho biết yêu cầu về diễn đạt.
– Các đề (3), (4), (5), (6) cũng là đề tự sự. Các đề này được diễn đạt như những nhan đề cho trước của một bài văn.
– Các từ ngữ trọng tâm:
- (1): câu chuyện em thích
- (2): một người bạn tốt
- (3): kỉ niệm thơ ấu
- (4): sinh nhật
- (5): quê em
- (6): lớn rồi
– Đề (2), (6) nghiêng về kể người; đề (3), (5) nghiêng về kể sự việc; đề (4) nghiêng về tường thuật sự việc; đề (1) tuỳ thuộc vào việc lựa chọn kể lại câu chuyện nào.
Câu trả lời 2
- Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”
- Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.
- Những đề kể việc:
- Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
- Ngày sinh nhật của em
- Quê em đổi mới
- Những đề kể về người:
- Kể về một người bạn tốt
- Em đã lớn rồi
Câu trả lời 3
a) Đề (1) nêu yêu cầu:
- Kể chuyện
- Câu chuyện em thích
- Bằng lời văn của em.
b) Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể nhưng vẫn là đề tự sự vì vẫn yêu cầu có việc, có chuyện về những ngày thơ ấu, ngày sinh nhật, quê em đổi mới, em đã lớn.
c) Các đề trên yêu cầu làm nổi bật:
- Câu chuyện từng làm em thích thú
- Những lời nói, việc làm của bạn chứng tỏ bạn rất tốt.
- Một câu chuyện kỉ niệm khiến em không thể quên.
- Những sự việc và tâm trạng của em trong ngày sinh nhật.
- Sự đổi mới cụ thể của quê em
- Những biểu hiện về sự lớn lên của em.
d) - Các đề nghiêng về kể việc: 3, 4, 5.
- Các đề nghiêng về kể người: 2, 6.
- Các đề nghiêng về tường thuật: 3, 4, 5.
- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
- Lập ý là xác định nội dũng sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
- Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục 3 phần: Mở - Thân - Kết.
---------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 1 trang 47 SGK ngữ văn 6 tập 1 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Tìm hiểu đề và đề văn tự sự trong chương trình soạn văn 6 được tốt nhất trước khi tới lớp