Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 40 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Đi đường chi tiết nhất.
Đề bài: Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, các chú thích để hiểu rõ nghĩa của các câu thơ.
Trả lời bài 1 trang 40 SGK văn 8 tập 2
Cách trả lời 1:
Đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa, dịch thơ:
- Nguyên tác viết theo thể tứ tuyệt Đường luật nhưng dịch thơ theo thể lục bát → thể thơ lục bát mặc dù uyển chuyển, tự nhiên nhưng đã làm giảm đi chất thép cứng cỏi trong bài.
- Điệp ngữ tẩu lộ - tẩu lộ, trùng san - trùng san - trùng san gợi ra sự điệp trùng, cái vất vả người tù phải đối mặt, bản dịch làm mất điệp ngữ ở câu mở đầu.
- Trùng san nghĩa là lớp núi trùng điệp nhưng bản dịch lại dịch là núi cao.
Đọc thêm văn mẫu: Top 5+ bài văn phân tích hay nhất bài thơ Đi đường
Cách trả lời 2:
- Nguyên tác viết theo thể tứ tuyệt, bản dịch thơ lại viết theo kiểu lục bát, đặc điểm nhạc tính của thể thơ lục bát đã làm giảm đi cái giọng điệu cứng cỏi của nguyên tác.
- Hệ thống điệp ngữ ở nguyên tác có tác dụng rõ rệt trong việc tạo nhịp điệu, âm hưởng cho mạch thơ.
- Chữ trùng san trong nguyên tác có nghĩa là lớp núi, bản dịch thơ dịch là núi cao là chưa sát.
Bài soạn tiếp theo
: Hướng dẫn soạn bài Chiếu dời đôTrên đây là 2 cách trình bày và trả lời câu hỏi bài 1 trang 40 SGK ngữ văn 8 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn. Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp các em tham khảo để soạn bài Đi đường tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !