Trang chủ

Bài 1 trang 4 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 31/12/2019 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 4 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ngữ văn 7.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 4 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất chi tiết nhất.

Đề bài: Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.

Trả lời bài 1 trang 4 SGK văn 7 tập 2

(*) Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

(1) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối: Vào tháng năm (âm lịch) ngày dài đêm ngắn; còn vào tháng mười (âm lịch) thì ngược lại, ngày ngắn đêm dài.

(2) Mau: trái nghĩa với thưa ở đây có nghĩa là nhiều, dày.

(3) Ráng: sắc màu (vàng, trắng hoặc đỏ) phía chân trời do ánh mặt trời chiếu vào mây. Ráng mỡ gà: ráng có sắc vàng, màu tựa màu mỡ gà. Khi chân trời có ráng vàng là sắp có dông bão.

(4) Tháng bảy kiến bò: kiến bò lên cao vào tháng bảy (âm lịch) là hiện tượng báo sắp có lụt.

(5) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền: Thứ nhất đào ao nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.

(6) Cần: chăm chỉ, chịu khó.

(7) Thì: ở đây là thời vụ thích hợp nhất cho việc trồng trọt; mùa nào trồng cây ấy lúc thời tiết thích hợp.

(8) Thục: cày đi bừa lại để có đất tốt, thuận cho sự phát triển của các loại cây trồng.

Tham khảo thêmPhân tích nội dung Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 4 SGK ngữ văn 7 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em hiểu văn bản cùng với các từ ngữ khó để soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM