Trang chủ

Bài 1 trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Các phương châm hội thoại)

Xuất bản: 01/06/2020 - Cập nhật: 02/06/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 38 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo)

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 38 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Luyện tập, soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Đọc mẩu chuyện sau và trả lời câu hỏi

Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách. Cậu bé tìm mãi không ra bèn hỏi bố. Ông bố đáp:

- Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa.

Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích để làm rõ sự vi phạm ấy?

Trả lời bài 1 trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Các phương châm hội thoại)

Tham khảo một số cách trình bày mà Đọc tài liệu đã biên tập dưới đây

Cách trình bày 1

- Ông bố không tuân thủ phương châm cách thức.

- Một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết dược Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố đối với cậu bé là không rõ. Người nói đã không quan tâm đến đối tượng giao tiếp.

Cách trình bày 2

- Câu trả lời của ông bố: Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa, là câu trả lời không tuân thủ phương châm cách thức .

- Đối với người khác thì đây là một câu nói có thông tin rõ ràng, nhưng đối với cậu bé thì câu nói lại mơ hồ. Trường hợp một cậu bé 6 tuổi thì không thể nhận biết được Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao. Vì vậy, cậu sẽ không tìm được quả bóng kể cả khi bố đã trả lời.

Cách trình bày 3

Người bố không chú ý tới phương châm cách thức:

+/ Đứa con 5 tuổi (chưa học lớp 1) không thể nhận biết được tuyển tập truyện ngắn của Nam Cao”

+/ Với đối tượng này, câu nói đó mơ hồ

→ Câu trả lời của người bố không đảm bảo mối quan hệ phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp.

Ghi nhớ

- Khi vận dụng các phương châm, cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp: Nói với ai? Nói lúc nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?

Có ai đó không tuân thủ các phương châm hội thoại vì:

- Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp.

- Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

- Người nói muốn tạo sự chú ý để người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó.

--------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 38 SGK Ngữ văn 9 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Các phương châm hội thoại (Tiếp theo) trong chương trình soạn văn 9 được tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM