Trang chủ

Bài 1 trang 31 SGK Ngữ văn 8 tập 2

Xuất bản: 24/12/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 31 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Câu cầu khiến ngữ văn 8.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 31 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập Hai phần soạn bài Câu cầu khiến chi tiết nhất.

Đề bàiXét các câu sau đây và trả lời câu hỏi.

a) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

(Bánh chưng, bánh giầy)

b) Ông giáo hút trước đi.

(Nam Cao, Lão Hạc)

c) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

- Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến?

- Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.

Trả lời bài 1 trang 31 SGK văn 8 tập 2

Cách trả lời 1:

- Các câu cầu khiến sử dụng các từ câu khiến "hãy" câu a, từ "đi" câu b, từ "đừng" ở câu c.

- Câu a khuyết chủ ngữ, câu b chủ ngữ là "Ông giáo", câu c chủ ngữ là "chúng ta".

- Thêm bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến trên:

+ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. → Nội dung câu nguyên vẹn, cụ thể hóa chủ thể hơn.

+ Hút trước đi → bớt chủ ngữ khiến nội dung cầu khiến mạnh hơn nhưng khiếm nhã hơn.

+ Thay chủ ngữ: Nay các anh chị đừng làm gì nữa… → Nội dung câu thay đổi, người nói không còn xuất hiện trong câu nữa.

Cách trả lời 2:

- Các câu trên là câu cầu khiến vì có chứa các từ mang ý nghĩa cầu khiến: hãy, đi, đừng.

- Chủ ngữ trong các câu trên đều chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ một nhóm người có mặt trong đối thoại.

+ Trong (a): chủ ngữ vắng mặt (ở đây ngầm hiểu là Lang Liêu, căn cứ vào những câu trước đó).

+ Trong (b): Chủ ngữ là Ông giáo.

+ Trong (c): Chủ ngữ là chúng ta.

- Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ của các câu trên, về cơ bản nghĩa của các câu ít nhiều đều có sự thay đổi:

+ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. (nghĩa của câu tuy không thay đổi nhưng đối tượng tiếp nhận câu nói được xác định rõ hơn, lời yêu cầu cũng nhẹ nhàng và tình cảm hơn).

+ Hút trước đi. (nghĩa của câu thay đổi và lời nói kém lịch sự hơn).

+ Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không? (nghĩa của câu có sự thay đổi, ở đây, người nói đã được loại ra khỏi những đối tượng tiếp nhận lời đề nghị).

Tham khảo thêmSoạn bài Câu cảm thán

Trên đây là hai cách trả lời câu hỏi bài 1 trang 31 SGK ngữ văn 8 tập 2 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn. Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp các em tham khảo để soạn bài Câu cầu khiến tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM