Trang chủ

Bài 1 trang 29 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Xuất bản: 29/08/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 29 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 29 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi luyện tập trên lớp, soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Hãy vận dụng yếu tố miêu tả trong việc giới thiệu:

- Con trâu ở làng quê Việt Nam (hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam).

- Con trâu trong công việc làm ruộng (sớm hôm gắn bó với người nông dân).

- Con trâu trong một số lễ hội.

- Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.

Trả lời bài 1 trang 29 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Gợi ý dàn bài

- Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam

- Thân bài:

+ Con trâu trong nghề làm ruộng

+ Con trâu trong lễ hội, đình đám

+ Con trâu là nguồn cung cấp thực phẩm, nguyên liệu

+ Con trâu là tài sản lớn của người nông dân.

- Kết bài: Con trâu trong cuộc sống tình cảm của người nông dân.

Để soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 29 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

- Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng: Con trâu đã gắn bó ngàn đời với người nông dân Việt Nam, trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng. Trâu như người bạn thân thiết của nhà nông. Con trâu với dáng vẻ quen thuộc "Con trâu đi trước, cái cày theo sau", trâu lầm lũi, gò lưng kéo cày, chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,...

- Hình ảnh con trâu ở làng quê rất quen thuộc: Sau một ngày lao động, chiều xuống, trâu đủng đỉnh trên đường về làng, với dáng đi khoan thai chậm rãi. Những đàn trâu gặm cỏ bên triền đê. Những ngày mùa, trâu nằm cạnh đông rơm, chậm rãi nhai,... Hình ảnh ấy gợi lên sự yên bình của làng que Việt Nam.

- Con trâu trong một số lễ hội (lẽ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng và một số tỉnh khác).

- Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:

  • Hình ảnh trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên bãi, ven đê, ven đường làng. Đầm mình trong dòng nước mát trên sông.
  • Hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng quê thường được coi là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình của đồng quê.
  • Những kỉ niệm tuổi thơ thường gắn với những trò chơi của trẻ em khi chăn trâu như bắt dế, đánh trận giả, chơi chọi (cỏ) gà,...

Cách trình bày 2

– Từ bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam.

– Ngày ngày, cứ mỗi lần ra đồng, người nông dân thường dắt trâu bên cạnh. Trâu sớm hôm gắn bó với người không khi nào ngơi nghỉ. Hình ảnh con trâu chậm rãi, khoan thai bước đi bên người bất kể nắng mưa gợi nhắc sự thân thuộc, gần gũi giữa trâu với người.

– Con trâu không chỉ kéo cày, kéo xe, cày ruộng mà trâu còn là một trong những nhân vật chính trong Lễ hội chọ trâu ở Đồ Sơn.

– Không một đứa trẻ nào sinh ra ở làng quê Việt Nam mà chưa từng theo đuôi trâu ra đồng. Thi thoảng, chúng còn cưỡi trên lưng trâu thong dong trên khắp đồng cỏ, ngân nga những khúc sáo ru rương

Cách trình bày 3

- Con trâu trên đồng ruộng: Trước đây, con trâu là nguồn sức kéo chính giúp người nông dân cày, bừa ruộng lúa. Vào thời vụ, trên cánh đồng, nơi này con trâu cắm cúi gò lưng kéo chiếc cày đang cắm sâu vào đất, nơi kia con trâu xoải bước chân kéo lưỡi bừa đang sục vào bùn.

- Con trâu trong một số lễ hội: Hàng năm vào tháng tư, vùng Đồ Sơn lại mở hội chọi trâu. Trong dân gian có câu ca:

Dù ai buôn đâu bán đâu 
Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng mười tháng tám trở (nhớ) về chọi trâu

Đến ngày hội, người ta dẫn ra sân chọi trâu những con trâu đực ra bóng nhẫy, no tròn, đôi sừng cong vút.

- Con trâu với tuổi thơ: Trẻ em ở nông thôn, không em nào không có duyên nợ với con trâu. Khi thì đi cắt cỏ cho trâu, lúc lại dong trâu đi ăn trên cánh đồng. Những lúc cánh đồng gặt xong chưa cày vỡ, đổ ải hoặc trồng hoa màu là lúc trẻ em chăn trâu thích nhất. Lúc đó có thể để trâu tự do ung dung, thanh thản gặm còn mình đi bắt con muồm muỗm, đồ tổ dế..

-------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 29 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM