Trang chủ

Bài 1 trang 21 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 22/05/2020

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 21 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 21 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí chi tiết nhất.

Đề bài:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

[…] Văn hoá – đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Tất nhiên rồi. Đó có phái là cách ứng xử của anh ta nói người khác không? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thề hiểu được quan điểm cua người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và vàn hoá.

[..] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phái có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khắc mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý nới quan điểm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bết cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hoá và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiên thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích luỹ được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao, chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hằn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người… Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thế kết hợp đưa tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái – một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói:

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 – 1997)

a) Vấn đề mà Gi. Nê-ru đưa ra nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn băn.

b) Để nghị luận, tác giả đã sử đụng những thao tác lập luận nào? Nêu ví dụ.

c) Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?

Trả lời bài 1 trang 21 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 21 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

a, Vấn đề mà tổng thống Ấn Độ Nê-ru nêu ra là văn hóa và những biểu hiện ở con người.

Có thể đặt tên: Con người văn hóa

b, Thao tác lập luận:

+ Giải thích+ chứng minh

+ Phân tích + bình luận

+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình tượng

c. Cách diễn đạt của văn bản rất sinh động, luôi cuốn: hàng loạt câu hỏi tu từ, kết thúc văn bản, trích dẫn thơ Hi Lạp để tóm lược các luận điểm, vừa tạo ấn tượng với người đọc.

Cách trả lời 2

a, Vấn đề nghị luận: phẩm chất văn hóa trong mỗi con người.

Có thể đặt tên văn bản: Văn hóa và ứng xử văn hóa, Văn hóa của con người...

- Giải thích: văn hóa là gì?

- Phân tích các khía cạnh của văn hóa.

- Bình luận: sự cần thiết phải có văn hóa

b. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận.

+ Giải thích + chứng minh.

+ Phân tích + bình luận.

+ Đoạn từ đầu đến "hạn chế về trí tuệ và văn hoá": Giải thích + khẳng định vấn đề (chứng minh).

+ Những đoạn còn lại là thao tác bình luận.

+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.

c. Cách diễn đạt của văn bản rất sinh động, luôi cuốn: sử dụng hàng loạt câu hỏi tu từ, kết thúc văn bản, trích dẫn thơ Hi Lạp vừa tóm lược các luận điểm, vừa tạo ấn tượng với người đọc.

Cách trả lời 3

a.

-   Vấn đề mà Nê-ru cố Tổng thống Ấn Độ nêu ra là văn hoá và những biểu hiện của văn hoá ở con người.

-   Có thể đặt tên cho văn bản là: Bàn về văn hoá của con người.

b.

-   Tác giả sử dụng các thao tác lập luận: Giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận

-    Ví dụ (Về thao tác giải thích):

"Văn hoá có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không? Có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? Văn hoá có phải là khả năng hiểu được bản thân mình và hiểu được người khác, là khả năng làm người khác hiểu được mình không? Tôi nghĩ rằng văn hoá là tất cả những cái đó."

+ Đoạn từ đầu đến “hạn chế về trí tuệ và văn hoá": Giải thích và khẳng định vấn đề (chứng minh).

+ Những đoạn còn lại là thao tác phân tích, nghị luận.

c. Nét đặc trưng trong diễn đạt:

+ Dùng câu nghi vấn để thu hút.

+ Lặp cú pháp và phép thế.

+ Cách diễn đạt rõ ràng, giàu hình ảnh.

-/-

Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 1 trang 21 SGK ngữ văn 12 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí lớp 12 kì 2 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM