Trang chủ

Bài 1 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 25/11/2019 - Cập nhật: 31/08/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 201 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tình yêu và thù hận ngữ văn 11.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 201 sách giáo khoa Ngữ văn 11 phần đọc hiểu soạn bài Tình yêu và thù hận của W. Sếch-xpia với các cách trình bày khác nhau cho các em tham khảo và chọn lựa.

Đề bàiĐoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức của những lời thoại đó là gì?

Trả lời bài 1 trang 201 SGK văn 11 tập 1

Cách trả lời 1

- Từ câu thoại 1-7: độc thoại, để hai nhân vật tự thổ lộ tình cảm của mình

- Từ câu 8-16: lời đối thoại giữa hai người, Romeo - Juliet có cơ hội bộc trực tình cảm với nhau

+ Các hình ảnh so sánh thể hiện miêu tả vẻ đẹp của Juliet

+ Vượt lên định kiến của gia đình, nàng Juliet dám nói lên chân thành say đắm

+ Lời hẹn thề chứng tỏ thành kiến của phong kiến dần mất tác dụng

Tham khảoPhân tích đoạn trích Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia

Cách trả lời 2

- Sáu lời thoại đầu là giai đoạn độc thoại của hai nhân vật: Từng nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét độc thoại để bộc lộ tâm trạng của mình (mỗi nhân vật độc thoại 3 lần, xen kẽ nhau). Họ đều bộc lộ tình yêu tha thiết và say đắm của mình với người yêu, nhưng nội dung các lời độc thoại của họ cũng có nét khác nhau:

+ Rô-mê-ô tập trung ca ngợi sắc đẹp lộng lẫy của Giu-li-ét

+ Giu-li-ét thì lại quan tâm nhiều hơn đến chuyện dòng họ của Rô-mê-ô - dòng họ đã gây hận thù cho dòng họ của nhà nàng.

- Có hai lời độc thoại dài nhất, bộc lộ rõ nhất tâm trạng của hai nhân vật: đó là lời độc thoại mở đầu của Rô-mê-ô và lời độc thoại khép lại giai đoạn này (lời thoại số 6) của Giu-li-ét.

- Mười lời thoại tiếp theo là giai đoạn đối thoại của hai nhân vật: Mỗi nhân vật nói 5 lời thoại, mở đầu là Rô-mê-ô, kết thúc là Giu-li-ét, nội dung các lời thoại đều tập trung vào việc giải quyết mối hận thù giữa hai dòng họ để mở đường, chắp cánh cho tình yêu của họ đi tới, bay cao.

Cách trả lời 3

+ 6 lời thoại đầu, về hình thức là những lời thoại của từng người. Họ nói về nhau chứ không nói với nhau -> lời độc thoại nội tâm bày tỏ nỗi lòng suy nghĩ của nhân vật.

+ 10 lời thoại sau là lời đối thoại giữa hai người. Những lời đối thoại ấy vẫn là lời trực tiếp thể hiện tình cảm. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật cũng đầy chất thơ.

Cách trả lời 4

- Sáu lời thoại đầu (từ lời thoại 1 đến lời thoại 7) là những lời độc thoại. Đó là những “tiếng lòng” của nhân vật nhưng lại có định hướng đối tượng, có tính đối thoại nên rất sinh động.

 Ví dụ: những lời độc thoại của Rô-mê-ô khi thì giống như đang nói với Giu-li-et “Vầng dương tươi đẹp ơi...”; Hỡi nàng tiên lộng lẫy hãy nói nữa đi...”, lúc thì như đối thoại với chính mình “Kìa! Nàng tì má lên bàn tay...”

- Mười lời thoại còn lại (từ lời thoại 8 đến lời thoại 16) mang hình thức đối thoại, tức là các lời thoại ấy hướng vào nhau, các nhân vật nói cho nhau nghe, mang tính chất hỏi đáp.

Xem thêm

Bài 2 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-et...

Bài 3 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô qua hình thức so sánh liên tưởng...

Trên đây là một số cách trả lời bài 1 trang 201 SGK ngữ văn 11 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Tình yêu và thù hận tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM