Trang chủ

Bài 1 trang 168 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 28/11/2019 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 168 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn biểu cảm ngữ văn 7.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 168 sách giáo khoa Ngữ văn 7 phần soạn bài Ôn tập văn biểu cảm chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bàiĐọc lại đoạn văn về hoa hải đường (Bài 5), về An Giang (Bài 6), bài Hoa học trò

(Bài 6), bài Cây sấu Hà Nội (Bài 7), các đoạn văn biểu cảm (Bài 9), bài Cảm nghĩ về một bài ca dao (Bài 12) và các văn bản trữ tình khác, hãy cho biết văn miêu tả và văn biểu cảm khác nhau như thế nào.

Trả lời bài 1 trang 168 SGK văn 7 tập 1

Cách trả lời 1:

Nếu văn miêu tả nhằm tái hiện lại đối tượng (người, vật, cảnh vật) sao cho người khác cảm nhận được nó thì văn bản biểu cảm miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm, phẩm chất của nó để nói lên suy nghĩ, cảm xúc của mình. Chính vì vậy, văn biểu cảm thường sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

Cách trả lời 2:

Điểm khác giữa văn tự sự và biểu cảm:

Văn miêu tảVăn biểu cảm
Tái hiện đối tượng (người, cảnh vật) để người ta hình dung về nó.Nói lên suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng.

Cách trả lời 3:

* Giống nhau. 

- Cả hai đều sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp…

- Đều sử dụng các phương tiện biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm.

* Khác nhau:

Văn miêu tảVăn biểu cảm
Phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tảPhương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm
Mục đích: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh, vật) để người ta hình dung được về nó.Mục đích: Nhằm nói lên những suy nghĩ, cảm xúc về đối tượng của người viết.

Tham khảoĐề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm

-/-

Trên đây là một số cách trả lời bài 1 trang 168 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Ôn tập văn biểu cảm tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM