Trang chủ

Bài 1 trang 158 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 05/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 158 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 158 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận chi tiết nhất.

Đề bài:

Vận dụng các kiến thức đã học từ lớp 8, anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Vì sao trong một bài hoặc một đoạn văn nghị luận, cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm?

b) Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, chúng ta cần chú ý những điều gì? Nêu ví dụ.

Trả lời bài 1 trang 158 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 158 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

a) Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm vì:

– Khắc phục sự khô khan, đem lại sự cụ thể sinh động cho bài văn nghị luận.

– Góp phần nâng cao hiệu quả thuyết phục của bài (đoạn) văn.

b) Yêu cầu:

– Bài văn phải thuộc một kiểu văn bản chính, kiểu văn bản ở đây nhất thiết phải là văn nghị luận.

– Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp và phải chịu chi phối, phải phục vụ cho quá trình nghị luận.

Cách trả lời 2

a. Trong bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Vì:

-   Khắc phục hạn chế của văn nghị luận là khô khan, thiên về lí tính khiến người đọc khó hiểu.

-   Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn nghị luận.

b. Yêu cầu của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận:

-   Kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp, chúng không được làm mất, làm mờ đi đặc trưng nghị luận của văn học.

-   Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào bài văn nghị luận phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận.

Cách trả lời 3

a. Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm vì: làm cho bài (đoạn) văn nghị luận hay hơn, hấp dẫn hơn và có sức thuyết phục đối với người đọc: bên cạnh sự thuyết phục chủ yếu bằng lập luận lôgic, còn có thêm sự hỗ trợ bằng hình ảnh, câu chuyện và cảm xúc được kết hợp trong bài nghị luận.

Khắc phục hạn chế của bài văn nghị luận là sự khô khan, thiên về lí tính, khiến người đọc khó đọc, khó hiểu.

Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn nghị luận.

b. Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận, cần chú ý những điều sau đây:

Phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo, các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm chỉ đóng vai trò hỗ trợ thêm trong sự kết hợp với lập luận của bài nghị luận. Vì vậy, kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp. Chúng không được làm mất, làm mờ đi đặc trưng nghị luận của bài văn. Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào bài văn nghị luận, phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận.

Đưa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài nghị luận phải hài hòa, hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ, được kết hợp một cách nhuần nhị, tự nhiên trong luận cứ, luận điểm và hệ thống lập luận của bài nghị luận.

Cách trả lời 4

a, Trong bài văn nghị luận cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

+ Khắc phục hạn chế của bài văn nghị luận: khô khan, thiên về lý tính.

+ Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho bài văn nghị luận.

b, Bài văn thuộc một kiểu văn bản chính, kiểu văn bản chính dứt khoát văn bản nghị luận.

+ Các yếu tố kẻ, tả, biểu cảm chỉ là yếu tố kết hợp, chúng không thể làm thay đổi đặc trưng chính của văn bản nghị luận.

***

Bài 1 trang 158 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM