Trang chủ

Bài 1 trang 152 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 03/06/2020

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 152 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 152 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp chi tiết nhất.

Đề bài:

Phân tích bộ phận in đậm trong các câu sau về các mặt:

– Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu.

– Dấu câu tách biệt bộ phận đó.

– Tác dụng của bộ phận đó đối với việc bổ sung thông tin, biểu hiện tình cảm, cảm xúc,…

a)

Thị Nở xích lại. Đặt bàn tay lên ngực hắn (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong), thị hói hắn:

– Vừa thổ hả?

(Nam Cao, Chí Phèo)

b)

Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét bà ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sọ hơn đói rét và ốm đau.

(Nam Cao, Chí Phèo)

c)

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích.

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).

(Giang Nam, Quê hương)

d)

Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi độc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Trả lời bài 1 trang 152 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 152 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

Các bộ phận in đậm trong các câu a, b, c, d đặt ở vị trí giữa, cuối câu và sau bộ phận được chú thích. Chúng được chêm xem vào để ghi chú thêm.

Chúng được tách ra bằng ngữ điệu khi nói hay đọc. Còn khi viết thì được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu ngang.

Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Chúng còn bổ sung thêm sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết.

Cách trả lời 2

HS phân tích cụ thể từng đoạn văn để thấy điểm riêng của từng văn bản, chú ý trên cơ sở những điểm chung sau:

-  Vị trí nằm giữa hoặc cuối câu.

-  Vai trò ngữ pháp: chú giải (phụ chú)

-   Đặt trong dấu ngoặc đơn hoặc ngoặc kép nếu lấy dữ liệu trong văn bản khác.

-  Nói thêm việc bổ sung thông tin, bộc lộ một thái độ, cảm xúc.

Cách trả lời 3

a, (thị suy nghĩ đến giờ mới xong): trạng ngữ cho vị ngữ “thị hỏi hắn”.

– Dấu tách biệt bộ phận: dấu ngoặc đơn.

– Tác dụng của bộ phận đó: bổ sung thông tin cái khoảnh khắc “Thị Nở đặt bàn tay lên ngực hắn (tức Chí Phèo).

b, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau: bổ sung cho từ “cô độc” đứng trước.

– Dấu tách các bộ phận: dấu phẩy.

→ giải thích, làm rõ nghĩa cho từ “cô độc” trong suy nghĩ của Chí Phèo.

c, Có ai ngờ thương, thương quá đi thôi – được tách bằng dấu ngoặc đơn cuối câu.

– Thông tin thêm về thái độ ngạc nhiên và tình cảm thương mến của người viết với đối tượng.

d, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam là thành phần chêm xen, bổ sung cho chúng tôi, nằm ở giữa câu, được tách bằng dấu phẩy.

Cách trả lời 4

Tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a, b, c, d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích. Chúng xen vào trong câu để ghi chú thêm một thông tin nào đó.

Các bộ phận đều được tách ra bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặt đơn hoặc dấu gạch ngang.

Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước. Hơn nữa, chíng còn bổ sung thêm sắc thái tình cảm, cảm xúc của người viết. Những phần chêm xen đó có vai trò có vai trò quan trọng trong bình diện nghĩa tình thái của câu ( thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá của người nói, người viết đối với sự việc, hiện tượng mà các thành phần khác biểu hiện ).

Cụ thể:

a.  (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong)

Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu: trạng ngữ cho vị ngữ "thị hỏi hắn".

Dấu tách biệt bộ phận đó: dấu ngoặc đơn (...)

Tác dụng của bộ phận đó: để bổ sung thông tin cái khoảnh khắc "Thị Nở đặt bàn tay lên ngực hắn" (tức Chí Phèo).

b. cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau

Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu: bổ sung cho từ "cô độc" đứng trước.

Dấu tách biệt bộ phận đó: dấu phẩy (,).

Tác dụng của bộ phận đó: giải thích, làm rõ ý nghĩa của từ "cô độc" đối với nhân vật Chí Phèo lúc bấy giờ (trong tương quan với đói rét và ốm đau).

c. có ai ngờthương thương quá đi thôi là phần chêm xen, nằm ở cuối câu, được tách bằng dấu ngoặc đơn.

d. Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam là thành phần chêm xen, bổ sung cho "chúng tôi", nằm ở giữa câu, được tách bằng dấu phẩy (,).

***

Bài 1 trang 152 SGK Ngữ văn 12 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM