Trang chủ

Bài 1 trang 150 SGK Ngữ văn 6 tập 2 (Chữa một số lỗi thường gặp)

Xuất bản: 14/04/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 150 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 phần chữa một số lỗi thường gặp và hướng dẫn soạn bài Ôn tập về dấu câu

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 150 sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2 phần trả lời câu hỏi mục chữa một số lỗi thường gặp và soạn bài Ôn tập về dấu câu ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp

Đề bài: So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu dưới đây.

a)

- “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình. Có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường […]

(Trần Hoàng)

- “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình, có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường.

b)

- Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm. Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.

- Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.

(Trần Hoàng)

Trả lời bài 1 trang 150 SGK văn 6 tập 2 (Chữa một số lỗi thường gặp)

Cách trình bày 1

a, Đoạn văn của Trần Hoàng tách hai câu bằng dấu chấm → rõ ràng về nghĩa trong cách trình bày.

- Cách thứ 2, khi sử dụng dấu phẩy sẽ tạo thành câu ghép với hai vế không có sự logic về mặt nghĩa.

b, Cách viết thứ nhất: sử dụng dấu chấm để kết thúc làm cho các vế của một câu bị chia cắt, không liền mạch.

- Cách viết của Trần Hoàng hợp lý diễn tả liền mạch các tính chất được thể hiện trong vị ngữ.

Cách trình bày 2

 a) Câu 2: “Đệ nhất kì quan Phong Nha” nằm trong một quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây Quảng Bình (,) có thể tới Phong Nha rất dễ dàng bằng hai con đường.

- Việc dùng dấu phẩy làm cho câu này thành một câu ghép có hai vế, nhưng hai vế câu không liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, dùng dấu chấm ở đây để tách thành hai câu là đúng.

b) Câu 1: Nơi đây vừa là có nét hoang sơ, bí hiểm (.) Lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ.

- Việc dùng dấu chấm để tách làm hai câu là không hợp lí, làm cho phần vị ngữ thứ hai bị tách khỏi chủ ngữ, nhất là khi hai vị ngữ được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vừa ... vừa. Do vậy, dùng dấu chấm phẩy hoặc phẩy ở đây là hợp lí:

- Nơi đây vừa có nét hoang sơ, bí hiểm (;) lại vừa rất thanh thoát vờ giàu chất thơ.

Cách trình bày 3

a.

- Sử dụng hợp lý dấu câu

- Dấu “,” được dùng chưa hợp lý. Nghĩa của câu bị rời rạc, và không cần thiết

b.

- Dấu “.” Sau “ bí hiểm “ là không hợp lý. Vì thành phần câu bị tách nghĩa, quan hệ từ

- Dấu câu sử dụng hợp lý

--------------

Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 1 trang 150 SGK ngữ văn 6 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Ôn tập về dấu câu trong chương trình soạn văn 6 được tốt nhất trước khi tới lớp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM