Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 149 sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2 phần trả lời câu hỏi mục công dụng và soạn bài Ôn tập về dấu câu ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp
Đề bài: Đặt các dấu chấm (.), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!) vào chỗ thích hợp có dấu ngoặc đơn. Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy.
a) Ôi thôi, chú mày ơi ( ) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
(Theo Tô Hoài)
b) Con có nhận ra con không ( )
(Theo Tạ Duy Anh)
c) Cá ơi, giúp tôi với ( ) Thương tôi với ( )
(Theo Ông lão đánh cá và con cá vàng)
d) Giời chớm hè ( ) Cây cối um tùm ( ) Cả làng thơm ( )
(Theo Duy Khán)
Trả lời bài 1 trang 149 SGK văn 6 tập 2
Trình bày cách 1
a) Ôi thôi, chú mày ơi (!) Chú mày cố lớn mà chẳng có khôn.
⟶ Đây là câu cảm thán nên dùng dấu chấm than.
b) Con có nhận ra con không (?)
⟶ Đây là câu nghi vấn (câu hỏi) nên dùng dấu chấm hỏi.
c) Cá ơi giúp tôi với (!) Thương tôi với (!)
⟶ Đây là câu cầu khiến nên dùng dấu chấm than.
d) Giời chớm hè (.) Cây cối um tùm (.) Cả làng thơm (.)
⟶ Đây là câu trần thuật nên dùng dấu chấm.
Trình bày cách 2
a.Ôi thôi, chú mày ơi! ( Câu cảm thán)
b.Con có nhận ra con không? ( Câu hỏi)
c.Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với! ( Câu cầu khiến)
d.
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. ( Câu kể)Trình bày cách 3
a, Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
- Dấu chấm than: bộc lộ cảm xúc.
b, Con có nhận ra con không?
- Dấu hỏi chấm biểu thị câu hỏi.
c, Cá ơi, giúp tôi với! Thương tôi với!
- Dấu chấm than: dùng trong câu cầu khiến.
d, Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm.
- Dấu chấm kết thúc câu kể.
------------
Đọc tài liệu vừa hướng dẫn các em trả lời câu hỏi bài 1 trang 149 SGK ngữ văn 6 tập 2 với mong muốn giúp các em hiểu bài kỹ hơn, qua đó chuẩn bị soạn bài Ôn tập về dấu câu trong chương trình soạn văn 6 được tốt nhất trước khi tới lớp