Trang chủ

Bài 1 trang 148 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 11/07/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 148 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 148 SGK Ngữ văn 7 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Trả lời bài 1 trang 148 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Gợi ý lập dàn bài

a. Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh :

1. Mở bài :

- Đôi nét về tác giả.

- Giới thiệu bài thơ.

2. Thân bài :

Cảm xúc và suy nghĩ do tác phẩm gợi lên :

  • Khung cảnh ngắm trăng.
  • Sự mơ hồ, giọng điệu buồn.
  • Cái ngẩng đầu, cái cúi đầu, phép đối thể hiện nỗi nhớ, nhớ “cố hương”.

→ Nhận ra tình yêu thiên nhiên và nỗi nhớ của tác giả.

3. Kết bài :

Bài thơ ngắn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc. Nỗi nhớ quê nhà, sự cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên thật khiến người ta suy nghĩ.

b. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê :

1. Mở bài :

Giới thiệu nét chính về tác giả tác phẩm, hoàn cảnh ra đời bài thơ.

2. Thân bài :

- Cảm nghĩ về sự ra đi và trở vè của nhà thơ. Cái không thay đổi và cái thay đổi : sự đối lập từ ngữ già – trẻ, đi xa – trở về. Hình ảnh sương pha mái đầu.

- Nỗi xót xa, cảnh ngộ bi kịch khi nhà thơ bị gọi là khách ngay chính trên quê hương của mình.

- Cảm thương cho hoàn cảnh của nhà thơ.

3. Kết bài :

Cảm xúc chung với tác phẩm, cảm thông với những người xa quê, với nỗi nhớ xa quê.

c. Bài thơ Cảnh khuya :

1. Mở bài :

- Giới thiệu bài thơ, những nét tiêu biểu nhất.

2. Thân bài :

- Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của người viết.

- Phân tích cái hay của sự so sánh tinh tế và hình ảnh thơ mộng “tiếng suối”, “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

- Cảm nhận được tâm hồn yêu thiên nhiên và tấm lòng vì dân vì nước của người thi sĩ – chiến sĩ.

3. Kết bài :

Ấn tượng chung về tác phẩm và nhà thơ qua tác phẩm.

d. Bài thơ Rằm tháng giêng :

1. Mở bài :

Hiểu biết của em về Bác Hồ và ngày rằm tháng giêng. Giới thiệu bài thơ.

2. Thân bài :

- Không gian rộng lớn bao la của bài thơ.

- Khung cảnh trăng rằm đầu xuân, ánh trăng “lồng lộng”, sức xuân tràn ngập.

→ tình yêu thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ.

- Hình ảnh Bác cùng các chiến sĩ “bàn bạc việc quân” trên thuyền → ung dụng, lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

- Câu thơ cuối tràn ngập ánh trăng thơ mộng “trăng ngân đầy thuyền” → chiến thắng không còn xa, thể hiện niềm tin vô cùng với cách mạng.

3. Kết bài :

Rằm tháng giêng là một bài thơ độc đáo. Vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên của Bác và còn cho thấy tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

-------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 148 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 7 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM