Trang chủ

Bài 1 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Xuất bản: 29/06/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 130 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 130 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào?

Gợi ý trả lời 1 tập trang 130 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Âm hưởng hai câu thơ đầu đã gợi ra ngay cái vẻ thung dung. Nhịp thơ 2/2/3 cộng với việc dùng các số từ tính đếm (một…, một…, một…) trước các danh từ mai, cuốc, cần câu cho thấy cái chủ động, sẵn sàng của cụ Trạng đối với cuộc sống điền dã, và còn như là chút ngông ngạo trước thói đời.

Cách trình bày 2

– Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất:

+ Số từ “một” được lặp lại ba lần: tư thế sẵn sàng lao động.

+ Danh từ: mai, cuốc, cần => cuộc sống lao động giản dị.

=> Hình ảnh người nông dân gắn với những công cụ lao động giản dị, quen thuộc.

– Nhịp điệu hai câu thơ đầu:

+ Câu 1 nhịp thơ ngắt 2/2/3

+ Câu 2 nhịp thơ ngắt: 4/3

=> Sáng tạo hơn so với thơ đường luật. Nhịp thơ cho thấy sự khoan thai, tự tại của chủ thể trữ tình.

– Cuộc sống của nhà thơ khi cáo quan về quê ở ẩn: ung dung, thanh thản gắn liền với những công cụ lao động quen thuộc, giản dị.

Cách trình bày 3

- Trong câu đầu, nhà thơ dùng một số’ từ “mỗi” lặp lại ba lần, cùng với các danh từ đứng sau chỉ công cụ nông ngư:

“Một mai, một cuốc, một cần câu”.

- Nhịp điệu trong hai câu thơ đầu thể hiện sự thong thả, ung dung:

Một mai, /một cuốc, / một cần câu (2/2/3)

   Thơ thẩn dầu ai/ vui thú nào (4/3)

- Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống nhàn. Đó là sống ung dung trong những việc hàng ngày (lao động, vui chơi); cuộc sống nghèo, thanh đạm, nhàn nhã, và chan hoà cùng thiên nhiên. Ba chữ “một” trong câu thơ để thấy nhu cầu cuộc sống của tác giả chẳng có gì cao sang thật khiêm tốn, bình dị.

Cách trình bày 4

Với cách sử dụng số đếm rất linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê: mai, cuộc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê từ đó thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.

Tham khảo thêm: Cảm nhận bài thơ Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 130  SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM