Trang chủ

Bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Xuất bản: 22/06/2020 - Cập nhật: 11/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Từ ghép

Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1 phần trả lời câu hỏi các loại từ ghép, soạn bài Từ ghép ngắn gọn nhất giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi tới lớp.

Đề bài

Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?

(1) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại […].

(Lí Lan)

(2) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy lại thu cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ […].

(Thạch Lam)

Trả lời bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức, tiếng “ngoại” và tiếng “phức” là hai tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho hai tiếng chính: “bà” và “thơm”.

  • Các tiếng chính: bà, thơm.
  • Các tiếng phụ: ngoại, phức.

=> Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

Ghi nhớ: Từ ghép có hai loại :

- Từ ghép chính phụ :

  • Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
  • Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

- Từ ghép đẳng lập:

  • Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
  • Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

---------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 13 SGK ngữ văn 7 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Từ ghép trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM