Trang chủ

Bài 1 trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Xuất bản: 02/06/2020 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 127 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luật thơ (tiếp theo)

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 127 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Luật thơ (tiếp theo) chi tiết nhất.

Đề bài:

So sánh những nét giống nhau và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền thống ở bài Mặt trăng (khuyết danh) dẫn ở mục II.3 (trang 103 – l04) với đoạn thơ năm tiếng sau đây.

Ôi con sông ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát lọng tình yêu

Đi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sông bể

Em nghĩ về anh, em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

(Xuân Quỳnh, Sóng)

Trả lời bài 1 trang 127 SGK văn 12 tập 1

Để soạn bài Luật thơ (tiếp theo) lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 127 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:

Cách trả lời 1

a. Giống nhau:

- Mỗi câu có năm chữ (tiếng)

- Đều dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vần cách...

- Các thanh bằng trắc cũng đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.

b. Khác nhau:

Sóng – Xuân Quỳnh

- Vần: sử dụng linh hoạt, có vần cách (thế, trẻ), có vần chân (trẻ, bể, lớn, lên).

- Số câu không hạn định.

- Nhịp lẻ linh hoạt: 1/2/2, 2/3, 3/2.

- Thơ hiện đại không bắt buộc phải đôi thanh bằng/trắc nếu như có vị trí đó không ảnh hưởng nhiều đến sự thuận tai.

Mặt trăng

- Vần: một vần (độc vận), vần cách.

- Số câu hạn định (tứ tuyệt: 4 dòng; bát cú: 8 dòng).

- Nhịp : nhịp lẻ 2/3.

- Hài thanh: yêu cầu nghiệm ngặt về đối thanh, đối nghĩa.

Cách trả lời 2

* Giống nhau:

– Đều dùng vần chân, vần lưng, và nhiều vần khác.

– Cách ngắt nhịp 2/3 và các cách ngắt nhịp khác.

* Khác nhau

– Sóng

+ Sử dụng vần linh hoạt: vần cách (thế, trẻ), vần chân (trẻ, bế, lớn, lên).

+ Cách ngắt nhịp: 1/2/2. 2/3, 3/2

+ Hài thanh: Thơ hiện đại không bắt buộc phải đối thanh B/ T

B B T B B

B B B T T

T T T B B

B B B T T

T B B T T

B T B B B

B T B T T

B B B T B

– Mặt trăng

+ Vần: vần độc (một vần). vần cách.

+ Nhịp 2/3

+ Hài thanh: yêu cầu nghiêm ngặt về đối thanh, đối nghĩa.

B T T B T

B B T T B

T B B T T

T T T B B

T T B B T

B B T T B

T B B T T

T T T B B

Cách trả lời 3

Sóng là bài thơ ngũ ngôn hiện đại, Mặt trăng là bài thơ ngũ ngôn truyền thống, hai bài thơ có những điểm giống và khác nhau.

a.  Giống nhau:

-   Mỗi câu có năm chữ (tiếng)

-   Đều dùng vần chân, vần liền, vần lưng, vần cách...

-  Các thanh bằng trắc cũng đối nhau, nhất là những vị trí quan trọng.

b.  Khác nhau:

Sóng - Xuân Quỳnh

Mặt trăng - khuyết danh

- Vần: sử dụng linh hoạt, có vần cách (thế, trẻ), có vần chân (trẻ, bể, lớn, lên)

- Số câu không hạn định

- Nhịp lẻ linh hoạt: 1/2/2, 2/3, 3/2

-  Thơ hiện đại không bắt buộc phải đôi thanh bằng/trắc nếu như có vị trí đó không ảnh hưởng nhiều đến sự thuận tai.

- Vần: một vần (độc vận), vần cách.

- Số câu hạn định (tứ tuyệt: 4 dòng; bát cú: 8 dòng)

- Nhịp : nhịp lẻ 2/3

- Hài thanh: yêu cầu nghiệm ngặt về đối thanh, đối nghĩa

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 127 SGK Ngữ văn 12 tập 1 theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Luật thơ (Tiếp theo) tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM