Trang chủ

Bài 1 trang 123 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Xuất bản: 28/04/2020 - Cập nhật: 12/07/2022 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 123 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 123 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập Hai phần trả lời câu hỏi luyện tập, Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài: Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

a)

- Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? 

- Dạ, bẩm...

- Đuổi cổ nó ra!

(Phạm Duy Tốn)

b) Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại...

(Đào Vũ)

c) Cơm, áo, vợ, con, gia đình... bó buộc y.

(Nam Cao)

Trả lời bài 1 trang 123 SGK văn 7 tập 2

a. Dấu chấm lửng biểu thị lời nói bị ngắt quãng do sợ hãi

b. Dấu chấm lửng biểu thị câu nói bị bỏ dở (tranh nói, không tiện nói).

c. Dấu chấm lửng biểu thị ý liệt kê chưa hết (còn muốn nói nhiều thứ khác nữa)

Ghi nhớ

Dấu chấm lửng được dùng để:

- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;

- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;

- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

------------

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 123 SGK ngữ văn 7 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong chương trình soạn văn 7 tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM