Trang chủ

Bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1 (Luyện tập)

Xuất bản: 01/07/2020 - Cập nhật: 10/03/2021 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Bánh chưng, bánh giầy

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Bánh chưng, bánh giầy chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Trả lời bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Câu trả lời tham khảo

Cách trình bày 1

- Đây là một phong tục có ý nghĩa và được nhân dân ta lưu truyền từ nhiều đời nay và nó mang ý nghĩa:

  • Đề cao lao động.
  • Sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta.
  • Người Việt Nam dù theo bất cứ tôn giáo gì (Phật, Thiên Chúa, Cao Đài…) thì việc thờ cúng tổ tiên là nét văn hóa tâm linh rất đáng trân trọng.
  • Con cháu luôn nhớ ơn những tiền nhân đi trước, nguyện làm tốt hơn những điều mà cha ông đã làm hoặc chưa có điều kiện để thực hiện.

Cách trình bày 2

Từ xưa đến nay, Việt Nam là một nước nông nghiệp trồng lúa nước. Chính vì vậy, trong phong tục ngày Tết nhân dân ta luôn làm bánh chưng và bánh giầy để đề cao nghề làm nông có từ thời xa xưa. Hơn nữa, đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt và cũng là phong tục cổ truyền của nước ta. Bởi mỗi lần Tết đến xuân về gia đình sẽ được đoàn tụ và cùng nhau gói, trông nồi bánh chưng, bánh giầy. Phong tục gói bánh chưng, bánh giầy giúp cho con cháu nhớ về tổ tiên và thể hiện lòng kính trọng với người sinh thành và nuôi dưỡng mình.

Cách trình bày 3

Dân tộc nào cũng có thức ăn truyền thống. Song chưa thấy dân tộc nào có một thức ăn vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam  Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh giầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.

Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

-------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 1 do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Bánh chưng, bánh giầy trong chương trình soạn văn 6 được tốt hơn trước khi đến lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM