Trang chủ

Bài 1 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1 (Lý thuyết)

Xuất bản: 06/09/2020 - Tác giả: Giangdh

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 117 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tr. 93 - 94 và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều.

b. Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thế hiện nội tâm nhân vật?

c. Miêu tả nội tâm có tác đụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?

Trả lời bài 1 trang 117 SGK Ngữ văn 9 tập 1

Để soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 117 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

a. Khung cảnh thiên nhiên bên ngoài được miêu tả trực tiếp hơn ở 4 câu thơ đầu:

Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

- Miêu tả tâm trạng khi nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Xót người tựa của hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.

Sân lai cách mấy nắng mưa, 
Có khi gốc tứ đã vừa người ôm.

b. Ý nghĩa: Những câu thơ tả cảnh góp phần thể hiện nội tâm nhân vật, người buồn cảnh cũng buồn, người cô đơn cảnh cũng cô đơn (Bẽ bàng mây sớm đèn khuya), người lo âu sợ hãi cảnh cũng đầy sóng gió. Thực chất những câu thơ tả cảnh nhưng cũng chính là để tả tình, cái tình buồn bã, cô đơn, thân phận như hoa trôi nước chảy, không biết về đâu trước một tương lai mờ mịt.

c. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng khắc họa sinh động, chân thật hình tượng nhân vật. Từ đó thể hiện được chiều sau những suy tưởng của nhân vật.

Cách trình bày 2

a. - Khung cảnh thiên nhiên bên ngoài được miêu tả trực tiếp hơn ở 4 câu thơ đầu:

"Trước Lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dậm kia".

"Buồn trông cửa bế chiểu hôm.

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa.

Hoa trôi man mác biết là về đàu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu.

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi".

 + Những câu thơ miêu tả tâm trạng: 

"Bên trời góc bể bơ vơ.

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa.

Có khi gốc tử đã vừa người ôm".

b. Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật.

c. Nhận xét:

- Miêu tả bên ngoài là những cảnh vật và con người với chân dung, hình dáng, hoạt động, ngôn ngữ, màu sắc,... có thể quan sát được trực tiếp.

- Miêu tả nội tâm là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật, những gì không quan sát được một cách trực tiếp.

Cách trình bày 3

Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích :

a. - Những câu thơ tả cảnh cũng là những câu thơ miêu tả tâm trạng :

 + Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

   + Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

   + Tưởng ngươi dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

   Chân trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

   + Xót người tựa của hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

   Sân lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

   + Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

   Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

   Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

b. Những câu thơ tả cảnh cũng là tả tâm trạng người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

c. Miêu tả nội tâm có tác dụng khắc hoạ chân dung tinh thần của nhân vật, tái hiện những rung động tinh tế trong tư tưởng, tình cảm của nhân vật.

Ghi nhớ

- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.

- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,... của nhân vật.

--------------

Các em vừa tham khảo cách trả lời bài 1 trang 117 SGK ngữ văn 9 tập 1 được Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp em ôn tập và soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự tốt hơn trước khi đến lớp.

Còn rất nhiều những bài tập khác thuộc chương trình soạn văn 9 đã được chúng tôi biên soạn. Hãy thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM