Trang chủ

Bài 1 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 05/08/2020

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 116 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Luyện tập Thao tác lập luận so sánh

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 116 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Luyện tập Thao tác lập luận so sánh chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài thơ dưới đây:

Khi đi trẻ, lúc về già,

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.

Trẻ con nhìn lạ không chào,

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

(Hạ Tri Chương, Ngẫu nhiên biết nhân buổi mới về quê – bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ)

Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi,

Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai

Nền nhà nay dựng cơ quan mới

Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người.

(Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn)

Trả lời bài 1 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Luyện tập Thao tác lập luận so sánh tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 116 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hạ Tri Chương) và bài thơ Trở lại An Nhơn (Chế Lan Viên):

– Điểm giống nhau: Cả hai người đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc tuổi đã cao.

– Khi trở về về, cả hai đều trở thành “người xa lạ” trên chính nơi mình đã sinh ra.

+ Hạ Tri Chương viết: Hỏi rằng: Khách ở nơi nào lại chơi? Vì không còn ai nhận ra mình cả.

+ Chế Lan Viên viết: Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người, vì quê hương đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh, không còn cảnh cũ, người xưa nữa.

Cách trình bày 2

- Điểm giống nhau: Cả hai người đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở vể lúc tuổi đã cao. Khi trở về, cả hai đều trở thành "người xa lạ" trên chính nơi mình đã sinh ra.

+ Hạ Tri Chương viết: Hỏi rằng: Khách à chốn nào lại chơi? Vì không còn ai nhận ra mình là người cùng quê cả.

+ Chế Lan Viên viết: Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người, vì quê hương đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh, không còn cảnh cũ, người xưa nữa.

=> Cảm xúc chung: ngập ngùi, tiếc nuối, man mác buồn.

Cách trình bày 3

Qua hai bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương và bài thơ trở lại An Nhơn của Chế Lan Viên ta có thể thấy tình cảm của tác giả dành cho quê hương vô cùng lớn. Cả hai giống nhau ở chỗ đi từ khi trẻ và trở về khi tuổi đã cao (Hạ Tri Chương - khi đi trẻ lúc về già; còn Chế Lan Viên - trở lại An Nhơn tuổi lớn rồi), và cả hai con người ấy bỗng trở thành người xa lạ chính nơi mình đã sinh ra Hạ Tri Chương đón nhận câu hỏi " Khách ở nơi nào lại chơi?" vì không ai nhận ra Hạ Tri Chương là người cùng quê cả. Còn với Chế Lan Viên thì hỏi mình " chẳng nhẽ thăm quê lại hỏi người" vì chiến tranh quê đã khác, cảnh cũ người xưa đâu còn.

Cảnh vật không đổi thay nhưng con người đã thay đổi. Ở cả hai bài này tác giả đều diễn tả điều đó, cả hai bài là nỗi niềm của tác giả, trong bài thứ nhất cũng là bài nói về hình ảnh người trẻ và người già đã gắn bó với nơi đây nhưng những sự ra đi đó đã làm cho tác giả trở lại và không có ai thân thiết.Thiên nhiên ở quê hương vẫn như vậy, những người bạn ở gần nhà nay cũng không còn ai, họ cũng đi kiếm một cuộc sống khác ở nơi khác, nơi đây chỉ còn lại là những người mà nay tác giả không quen biết nữa, tác giả nhớ mong.Nhớ mong về một quãng thời gian đã trôi qua, hình ảnh đó gắn liền với tâm trạng của tác giả. Sự yêu mến đối với quê hương của tác giả không hề thay đổi, về thăm lại quê hương mà làm cho tác giả nhớ lại những quãng thời gian đẹp của mình, và những gì đã mãi ra đi. Không còn được chi tiết và cụ thể như xưa nhưng hình ảnh của nhân vật trữ tình đã bộc lộ rõ trong tác phẩm này.

Cách trình bày 4

- Điểm giống nhau: Cả hai người đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở vể lúc tuổi đã cao. Khi trở về, cả hai đều trở thành người lạ 

=> Cảm xúc chung: ngập ngùi, tiếc nuối, man mác buồn.

- Khác nhau

+ Hạ Tri Chương viết: Hỏi rằng: Khách à chốn nào lại chơi? vì không còn ai nhận ra mình là người cùng quê cả.

+ Chế Lan Viên viết: Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người, vì quê hương đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh, không còn cảnh cũ, người xưa nữa.

Cách trình bày 5

- Giống nhau: hoàn cảnh hai tác giả đều xa quê khi còn nhỏ và trở về khi đã già

+ Khi đi trẻ, lúc về già (Hạ Tri Chương)

+ Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi (Chế Lan Viên)

– Khi trở về đều trở thành người lạ trên chính quê hương:

+ Đau xót, tủi hờn khi không còn ai nhận ra mình là người cùng quê ( Hỏi rằng: Khách ở nơi nào lại chơi? – Hạ Tri Chương)

+ Người đã biến đổi sau chiến tranh, thời gian, người xưa cảnh cũ không còn (Chế Lan Viên)

– Cả hai tác giả đều có sự đồng điệu, thể hiện tình cảm sâu sắc với quê hương dù hai tác giả cách nhau cả nghìn năm.

-/-

Bài 1 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM