Trang chủ

Bài 1 trang 114 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Xuất bản: 21/04/2020 - Cập nhật: 18/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi Bài 1 trang 114 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Chí khí anh hùng (Truyện Kiều - Nguyễn Du).

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 114 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Chí khí anh hùng - Truyện Kiều chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

TRẢ LỜI BÀI 1 TRANG 114 SGK  NGỮ VĂN 10 TẬP 2

Cách trả lời 1 - Ngắn gọn

Lòng bốn phương” nghĩa chỉ chí nguyện lập nên công danh sự nghiệp.

Mặt phi thường: chỉ tính chất khác người, xuất chúng.

Những từ ngữ thể hiện sự trân trọng và kính phục của Nguyễn Du: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường (các từ này để tôn xưng hình nhân vật), thoắt (thể hiện sự dứt khoát, mau lẹ, kiên quyết trong con người Từ Hải), ...

Cách trả lời 2 - Đầy đủ

+ Lòng bốn phương: nghĩa là nói về ý chí muốn vùng vẫy khắp thiên hạ

+ Phi thường: hơn người, xuất chúng

→ Biểu thị phẩm chất, tài năng của Từ Hải

- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ biểu thị thái độ trân trọng, kính phục Từ Hải:

+ Từ ngữ có sắc thái tôn xưng

+ Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao

+ Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát

→ Miêu tả Từ Hải với thái độ ngưỡng mộ, trân trọng, ngợi ca người anh hùng lí tưởng, giấc mơ của nhân dân vào hình tượng này.

Cách trả lời 3 - Chi tiết

– Hàm nghĩa của các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”:

+ Lòng bốn phương: (cụm từ ước lệ) chỉ chí khí anh hùng tung hoành thiên ha của bậc đại trượng phu ⇒ lí tưởng anh hùng thời đại, không bị ràng buộc bởi gia thất, chí hướng ra bốn phương trời, quyết mưu nghiệp lớn.

+ Mặt phi thường: quyết tâm tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường ⇒ niềm tin sắt đá của Từ Hải vào tương lai, sự nghiệp.

– Những từ ngữ Nguyễn Du sử dụng để biểu thị thái độ kính trọng Từ Hải:

+ Các từ ngữ sắc thái tôn xưng: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường,…

+ Từ ngữ chỉ hình ảnh kì vĩ, lớn lao: mười vạn tinh binh, bóng tinh rợp đường, gió mây bằng đã đến kì dặm khơi,…

+ Từ ngữ diễn tả hành động dứt khoát: thoắt, thẳng rong, dứt áo ra đi,…

Xem thêm: Phân tích Chí khí anh hùng của Từ Hải

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 114 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Chí khí anh hùng (Truyện Kiều - Nguyễn Du) tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chúc các em học tốt !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM